Nhiễm siêu vi trùng West Nile

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Định nghĩa

Định nghĩa

Định nghĩa

Bệnh siêu vi trùng West Nile là gì?

Siêu vi trùng West Nile là một bệnh lây nhiễm do muỗi mang bệnh gây ra. Virus thuộc họ flavivirus, được tìm thấy ở nhiều nơi trong tự nhiên, truyền bệnh cho nhiều loài chim và một số loài động vật có vú. Siêu vi trùng West Nile có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng về não (viêm não) và màng bao bọc não (viêm màng não).

Những ai thường mắc phải siêu vi trùng West Nile?

Không phải ai bị muỗi đốt cũng bị nhiễm siêu vi trùng West Nile, nhưng những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm siêu vi trùng West Nile.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của siêu vi trùng West Nile là gì?

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng. Số còn lại gặp các triệu chứng phổ biến giống như bệnh cúm, bao gồm ho, tiêu chảy, sốt, chán ăn, đau khớp và cơ. Ngoài ra còn có phát ban da, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa. Các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn là đau mắt, đau đầu, cứng cổ, khó khăn khi đi, yếu ớt, động kinh, tê liệt và hôn mê.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng nhẹ thường tự khỏi. Trường hợp nhiễm siêu vi trùng West Nile nghiêm trọng thường đòi hỏi phải nhập viện. Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhức đầu, cứng cổ, mất phương hướng hoặc nhầm lẫn, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra siêu vi trùng West Nile là gì?

Bệnh lây truyền qua vết cắn của muỗi mang virus. Trong trường hợp cực kì hiếm gặp, bệnh có thể bị lây truyền do truyền máu, ghép nội tạng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, siêu vi trùng West Nile không lây từ người sang người.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc siêu vi trùng West Nile?

Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc siêu vi trùng West Nile:

  • Khu vực địa lí: Siêu vi trùng West Nile xảy ra nhiều nhất ở Mỹ, nhưng gần đây miền Trung Tây và các nước phía Nam có tỷ lệ mắc bệnh gia tăng.
  • Thời gian ở bên ngoài: Nếu bạn làm việc hoặc dành nhiều thời gian ở ngoài trời, bạn có nguy cơ bị nhiễm virus.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị siêu vi trùng West Nile?

Thông thường bệnh không cần điều trị, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một số thuốc để trị các triệu chứng. Các loại thuốc không được kê toa có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu và đau cơ nhẹ. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, bạn cần phải nhập viện. Hầu hết bệnh nhân sẽ khá hơn trong 3-6 ngày, nhưng nếu bạn bị nhiễm trùng não, bạn có thể cần đến nhiều tuần để hồi phục. Một số bệnh nhân nhiễm trùng não có thể có những triệu chứng kéo dài.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán siêu vi trùng West Nile?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, kiểm tra sức khoẻ và các xét nghiệm máu của bạn. Đối với những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, bác sĩ có thể lấy một lượng nhỏ dịch não tủy (nước tủy sống) để tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ có thể cần chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) phần đầu của bạn nếu chưa có chẩn đoán rõ ràng.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của siêu vi trùng West Nile?

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của bạn.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Gọi cho bác sĩ ngay hoặc đi cấp cứu nếu các triệu chứng của bạn trở nên xấu đi, nếu bạn bị đau đầu, đau cổ hoặc đau mắt, hoặc nếu ánh sáng làm bạn chói mắt.

Hơn nữa, việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng virus West Nile khác rất quan trọng. Để thực hiện điều này, bạn có thể dùng thuốc chống côn trùng DEET đối với những vùng da không được bảo vệ, quần áo, cửa sổ, cửa chính và lều. Không nên sử dụng thuốc chống côn trùng chứa nhiều hơn 10% DEET cho trẻ em. Người chăm sóc hoặc dẫn trẻ em dưới 2 tháng đi dạo nên sử dụng mùng chống muỗi cho trẻ thay vì dùng DEET. Ngăn ngừa muỗi sinh sản bằng cách loại bỏ những vật chứa nước đọng như cống rãnh đọng nước, máng nước mưa, nước trong lọ hoa, lốp xe cũ và vật dụng đậy hồ bơi. Tránh xa những khu vực có muỗi. Ở trong nhà vào thời gian muỗi hoạt động nhiều nhất, mặc áo dài tay và quần dài khi đi ra đường. Sử dụng mùng trong nhà hoặc ở trong lều.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!