Sau khi sinh, chị em phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau. Một trong những rắc rối đó chính là nhiễm trùng được tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh có nguy hiểm không là vấn đề chị em quan tâm. Cùng Lily & WeCare đi tìm câu trả lời dưới bài viết dưới đây.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Đây là bệnh lý do các loại vi khuẩn tấn công một số cơ quan tiết niệu gây nên tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi tiểu tiện đồng thời có dấu hiệu đau bụng dưới, sốt, ớn lạnh, buồn nôn. Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu kéo dài sẽ cản trở tới cuộc sống, làm việc.
Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh
- Bàng quang và niệu đạo bị viêm
- Đau ở vùng chậu và vùng bụng
- Mót tiểu
- Đi tiểu thường xuyên
- Bạn có cảm giác bỏng và rát khi đi tiểu
- Nước tiểu của bạn có mùi khó chịu ( mùi hôi)
- Đau cơ thể, sốt và mệt mỏi
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh là gì?
So với nam giới, niệu đạo của phụ nữ dài 4cm ( nam giới 20cm) khiến vi khuẩn dễ tấn công bàng quang. Phụ nữ sau sinh, cơ sàn chậu sẽ yếu đi cùng với dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng dưới. Điều này làm cho nước tiểu dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu ở càng lâu trong đường niệu đạo, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, làm tăng khả năng nhiễm trùng niệu đạo rất cao.
Nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi sinh có nguy hiểm không?
Sau khi sinh cơ thể của mẹ thường yếu hơn bình thường. Vì vậy mẹ sẽ có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, trong đó có đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Các chị em sẽ đau ở vùng chậu và vùng bụng, thường xuyên đi tiểu và đi tiểu có cảm giác bỏng rát...Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng. Làm sao để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh? Đó là điều chị em luôn băn khoăn!
Làm sao để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh?
Khi bạn có những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị sớm nhất.
- Uống nước nhiều giúp cơ thể đẩy vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết
- Uống nước cam ép việt quất giúp ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh bám vào thành đường niệu.
- Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp nước tiểu có tính axit hơn, giúp cơ thể phá hủy và giảm lượng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh thật tốt. Tránh dùng tampon và thay băng vệ sinh thường xuyên khi có kinh nguyệt và ra dịch.
- Không sử dụng những sản phẩm có mùi thơm, kem hoặc gel quanh âm hộ vì nó có thể làm tăng khả năng nhạy cảm với nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bạn nên mặc quần áo rộng để bộ phận sinh dục thật thoáng mát, sạch sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra ngoài. Vệ sinh âm đạo bằng nước sạch ngay sau khi làm “ chuyện ấy”.
Địa chỉ khám và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh?
Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Hà Nội
Địa chỉ: 38 Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 2020 2020
Thời gian làm việc : Thứ Hai - Chủ Nhật: 08:00 - 20:00
Trung tâm là địa chỉ được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Hà Nội có nhiệm vụ tư vấn về sức khỏe phụ nữ, sức khỏe của bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng điều trị vô sinh.
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn như B.S Phạm Thị Thu Hiền- người có hơn 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện là bác sĩ tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Hà Nội và Phòng Khám Chuyên Khoa Phụ Sản - Kế Hoạch Hóa Gia Đình 74 Lạc Long Quân.
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ bầu nên biết
Bạn nên biết: 3 điều phụ nữ nên làm sau "chuyện ấy"
Tử cung lớn có nên đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ?
Rắc rối thường gặp khi tránh thai bằng thuốc tránh thai sau sinh
Những lưu ý cho các bà mẹ sau khi sinh
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3825 2161
Thời gian làm việc : 6h30 – 16h30 từ thứ 2 tới 6
Mở cửa dịch vụ vào ngày thứ 7, chủ nhật.
Tại bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Trong đó có sự góp mặt của PGS.TS. Trần Danh Cường – hiện đang giữ chức Phó Giám Đốc, Trưởng Khoa Sản 1 - Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương và là Bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Vietlife, Phòng Khám Phụ Khoa - Bác Sĩ Trần Danh Cường. Cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Lily & WeCare vừa giúp chị em lý giải băn khoăn nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh có nguy hiểm không?. Nếu bạn có những biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm nhất.
Xem thêm:
- Nhiễm trùng máu sau sinh và những điều cần biết
- Bị cảm cúm sau sinh nên làm gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!