Nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh A-Z - 05/03/2024

Tìm hiểu về Bệnh nhiễm trùng đường tiểu trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị hiệu quả.

Định nghĩa

Định nghĩa

Nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu) làbnh gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu, hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ, và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Nhng du hiu vàtriu chng ca nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu) làgì?

Các triệu chứng chung bao gồm:

  • buồn tiểu thường xuyên;
  • tiểu buốt;
  • tiểu lắt nhắt;
  • không kiểm soát được dòng chảy;
  • nước tiểu đục hoặc có mùi hôi;
  • có mủ hoặc máu trong nước tiểu;
  • Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu.

Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:

  • Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng;
  • Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thấy có sức ép lên phần trước của vùng xương chậu (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu buốt và ra máu;
  • Nếu niệu đạo bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đi tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt là tiểu buốt, thì bạn nên khám bác sĩ. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn vẫn còn sốt sau khi dùng kháng sinh được 48 giờ hay các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi uống thuốc xong.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu) làgì?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) được tìm thấy ở trong ruột, dù bệnh vẫn có thể gây ra do một số loại vi khuẩn khác. Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác. Ở phụ nữ, vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam, nên nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

Vi khuẩn có khả năng đi vào trong đường tiết niệu qua các ống thông dùng trong điều trị y khoa, khi sỏi hoặc các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu, hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng từ nơi khác đến thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không lây nhiễm, nhưng nên tránh quan hệ tình dục khi đang bị nhiễm trùng do có thể gây đau.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Nhng ai thường mc phi nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu)?

Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nhng yếu tnào làm tăng nguy cơmc nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu), bao gồm:

  • Giới tính: niệu đạo nữ ngắn hơn nam nên con đường vi khuẩn đến bàng quang ngắn hơn, khiến nữ dễ bệnh hơn nam;
  • Hoạt động tình dục không an toàn;
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai: phụ nữ sử dụng màng ngăn hoặc thuốc diệt tinh trùng có khả năng mắc bệnh cao hơn;
  • Đã mãn kinh: sau mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen gây thay đổi đường tiết niệu, làm dễ nhạy cảm với nhiễm trùng hơn;
  • Bất thường đường tiết niệu: trẻ sơ sinh có dị tật đường tiết niệu làm cho nước tiểu không thải ra ngoài như bình thường được hoặc làm nước tiểu ứ lại trong niệu đạo có nguy cơ mắc bệnh cao;
  • Bị tắc nghẽn đường tiểu: sỏi hoặc tuyến tiền liệt phì đại có thể làm nước tiểu bị ứ lại trong bàng quang;
  • Bị suy giảm miễn dịch: tiểu đường và các bệnh lý khác gây suy yếu hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Đặt ống thông tiểu: gặp ở những người không thể tự đi tiểu được và phải đặt ống thông để rút nước tiểu ra. Đó có thể là những bệnh nhân đang nằm viện, bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh không kiểm soát được chức năng tiểu tiện và bệnh nhân bị liệt.

Điều trị

Điều trị

Nhng thông tinđược cung cp không ththay thếcho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khoýkiến bác sĩ.

Nhng phương pháp nào dùngđể điu trnhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu)?

  • Bệnh nhân thường sẽ dùng kháng sinh trong 3-10 ngày;
  • Cần uống nhiều nước để giúp rửa trôi đường tiểu;
  • Ngoài ra, uống nước ép trái cây cũng như vitamin C để làm tăng axit trong nước tiểu có thể hữu ích và nên tránh các đồ uống có cồn hoặc caffeine;
  • Bác sĩ sẽ kê thuốc phenazopyridine để giảm đau khi tiểu. Loại thuốc này sẽ làm đổi màu nước tiểu. Các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen cũng được dùng nếu cần;
  • Bệnh nhân có thể ngồi ngâm trong nước ấm để làm dịu cơn khó chịu;
  • Hãy nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi hết sốt và đau.

Nhng kthut y tếnào dùngđểchnđoán nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu)?

Xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu) sẽ được tiến hành. Mẫu nước tiểu phải là nước tiểu không bị ngoại nhiễm. Để lấy mẫu nước tiểu này, bệnh nhân cần lấy nước tiểu giữa dòng. Phân tích nước tiểu đôi khi được kèm với cấy nước tiểu – một xét nghiệm dùng mẫu nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết được loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng đường tiết niệu và  xác định loại thuốc có hiệu quả nhất.

Nếu bác sĩ nghi ngờ có bất thường ở đường tiết niệu khiến bệnh tái phát, bạn sẽ được siêu âm hoặc chụp CT để có hình ảnh rõ ràng hơn. Trong một số tình huống, bác sĩ có thể dùng thuốc cản quang để làm rõ cấu trúc đường tiết niệu. Một xét nghiệm khác là chụp bể thận đường tĩnh mạch, sử dụng tia X cùng chất cản quang để thu được hình ảnh. Trước đây, những xét nghiệm này thường được sử dụng để ghi hình ảnh đường tiết niệu, nhưng chúng đang dần được thay thế bằng siêu âm hoặc CT.

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, bác sĩ có thể sử dụng một ống dài, mỏng có đèn soi để quan sát bên trong niệu đạo và bàng quang. Đèn soi được đưa vào niệu đạo và luồn tới bàng quang.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Nhng thói quen sinh hot nào giúp bn hn chếdin tiến ca nhim trùngđường tiu (nhim trùngđường tiết niu)?

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Uống 6-8 cốc nước mỗi ngà Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị;
  • Vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạ Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật;
  • Phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dụ Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng;
  • Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn;
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai;
  • Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toà Nếu bạn hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!