Cấu tạo và vai trò của thận trong cơ thể
Thận là 1 trong 5 cơ quan quan trọng của ngũ tạng con người gồm tâm - can - tỳ - phế - thận. Trong cơ thể, thận đảm nhận chức năng loại bỏ chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra bên ngoài. Bên cạnh đó, thận còn giúp cơ thể điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu, thận còn giúp hấp thụ nước, các axit amin và sản sinh ra các hormon điều hòa cơ thể.
Ngay từ khi sinh ra đã có 2 quả thận phát triển theo cơ thể sống của con người, mỗi quả có kích thước chiều dài từ 10 - 12.5cm, 5 - 6cm chiều rộng, dày khoảng 3 - 4cm và thường có trọng lượng là 170g ở người trưởng thành. Mỗi quả thận có một bờ lồi và một bờ lõm được bao bọc bởi lớp vỏ xơ.
Bên trong bờ lõm có một vị trí sâu nhất được gọi là rốn thận. Thận được chia làm 2 phần là phần vỏ và phần tủy thường được gọi với những cái tên như là tháp thận hoặc bể thận.
Đau lưng, chóng mặt, ù tai... là một số biểu hiện của chứng thận yếu.
Nguyên nhân bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể ra những nguyên nhân chính như:
Tuổi tác: Đây là quy luật tự nhiên, tuổi cao đồng nghĩa với chức năng thận suy giảm.
Viêm bàng quang (viêm đường tiết niệu): Gây áp lực lên thận, làm tắc niệu đạo gây cản trở quá trình đào thải nước tiểu khiến thận bị tổn thương, suy yếu.
Một số bệnh ảnh hưởng: Các bệnh u hạt Wegener, Lupus ban đỏ hay hội chứng goodpasture... gây ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất thải khiến thận bị suy giảm chức năng.
Các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường:Khi lượng đường huyết và huyết áp không được kiểm soát tốt gây ra đạm niệu lâu ngày dẫn tới thận yếu.
Khói thuốc và các chất kích thích: Khói thuốc bất kể là hút trực tiếp hay thụ động cũng đều làm cho chức năng thận bị suy giảm, đồng thời việc sử dụng các chất kích thích đặc biệt là ma túy tổng hợp sẽ làm gia tăng các chất độc hại xâm nhập cơ thể mà thận khó có thể bài tiết được.
Thừa cân và béo phì: Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng thận yếu ở cả nam và nữ do lượng mỡ trong cơ thể bị dư thừa chèn ép vào thận làm giảm quá trình lưu thông máu dẫn đến chức năng thận bị suy giảm.
Ảnh hưởng tâm lý: Tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi kéo dài gây áp lực cho thận là nguyên nhân khiến thận suy yếu.
Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc chống lợi tiểu... gây mất nước, làm co mạch máu trong thận dẫn tới tình trạng thận yếu.
Do lười hoạt động, tập luyện: Với thói quen lười vận động và tập luyện thể dục thì bạn có thể mắc bất kỳ một căn bệnh nào. Và dấu hiệu thận yếu cũng không phải là một ngoại lệ.
Các nguyên nhân khác: Uống không đủ nước, ăn quá mặn, quan hệ tình dục quá độ, thức khuya, nhịn tiểu thường xuyên... là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thận.
Triệu chứng biểu hiện thận yếu
Rùng mình, chi lạnh: “Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và gió, “chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như: lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, nhạt miệng...
Hen suyễn:Thận có chức năng “nạp” khí, do thận hư không thể “tích” khí sẽ dẫn đến thở khò khè, cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi và lạnh.
Gặp rắc rối về tình dục:Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận âm và dương trong cơ thể tương trợ và chế ngự lẫn nhau nhằm duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Một khi sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc thận có vấn đề thì sẽ sinh ra hiện tượng như xuất tinh sớm, mộng tinh, các bệnh về tinh dịch, liệt dương...
Chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, ác mộng nhiều: Là các triệu chứng thường gặp khi bị thận yếu.
Tiểu nhiều về đêm: Các biểu hiện như tiểu đêm nhiều, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu là biểu hiện phổ biến của bệnh thận hư. Do đó, khi gặp các hiện tượng này, bạn cần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, khám sức khỏe ngay lập tức để có thể phát hiện bệnh sớm.
Chóng mặt ù tai:Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, cái cảm giác hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn..., kèm theo đó là tình trạng ù tai. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ có thể làm cho tai bị điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.
Táo bón:Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.
Lưng đau chân mỏi:Thời gian dài cơ thể cứng đờ ngồi trên tàu xe không chuyển động... Những tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến ngưng khí tụ máu và nguyên nhân chính là do thận hư.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!