Để biết được nguyên nhân gây ra chảy nước mũi, chúng ta cần phải chú ý rõ những yếu tố tác động, từ đó xác định được đó là cảm lạnh thường hay bị cúm.
Ngoài ra, hãy để ý xem màu và tính chất của dịch nước mũi như thế nào: Trong, đặc dính, có mùi hay không?
Sau đây, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu khoa học đã phân loại 9 đặc điểm của nước mũi, báo hiệu tình trạng sức khỏe khác nhau.
1. Dịch nước mũi trong và lỏng
Nếu dịch nước mũi có biểu hiện như trên, có nghĩa sức khỏe của bạn bình thường và ổn định. Loại dịch này giúp mũi loại bỏ bụi bẩn từ môi trường.
Trong chúng chứa rất nhiều chất protein và kháng thể hỗ trợ diệt virus và vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi.
Nhưng bên cạnh đó, chúng có thể là dấu hiệu của dị ứng, nhất là khi đi kèm với triệu chứng ngứa mũi và hắt xì.
2. Dịch mũi trong và dày
Loại dịch này là dấu hiệu của dị ứng mãn tính. Chúng bít kín lỗ mũi và có thể khiến niêm mạc mũi sưng phồng gây khó chịu.
Để giải quyết vấn đề này, hãy mau chóng gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc bác sĩ dị ứng để có thể chữa khỏi nhanh nhất.
3. Dịch màu trắng đục
Dịch mũi màu trắng sẽ xuất hiện khi bạn bị cảm lạnh thường. Nguyên nhân là vì độ ẩm bên trong khoang mũi mất cân bằng, từ đó gây ra hiện tượng dịch nước mũi bị trắng và đục.
4. Dịch màu vàng
Khi nước mũi có màu vàng, chứng tỏ cơ thể đã mắc phải cảm lạnh thông thường nhưng biến chứng nghiêm trọng hơn.
Do những tế bào bạch huyết sau khi thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, chúng sẽ lẫn vào trong dịch nước mũi và khiến nó chuyển sang màu vàng.
Trong trường hợp này, tốt nhất hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và uống đủ lượng nước, tiếp sức cho cơ thể chống lại bệnh tật.
5. Dịch màu xanh
Đây là biểu hiện nặng hơn khi cơ thể gặp cảm lạnh bởi nó phải hoạt động hết công suất để chống lại virus gây bệnh. Nhưng nếu như triệu chứng này kéo dài hơn 10 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ bởi đó có thể là chứng nhiễm trùng vi khuẩn.
6. Dịch màu hồng hoặc đỏ
Nước mũi màu hồng (đỏ) chắc có vẻ sẽ rất đẹp mắt, nhưng tác hại của chúng lại đi ngược so với vẻ ngoài kia. Đó có thể là dấu hiệu của tổn thương niêm mạc mũi (ví dụ như gãy mũi) hoặc do xì mũi quá mạnh.
Nếu sau nửa giờ mà triệu chứng này không có dấu hiệu dứt, hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhất là nếu hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ, hãy mau chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức.
7. Dịch màu nâu
Nếu gặp phải dịch nước mũi màu nâu, đó có thể là máu cũ khô lại hoặc bạn đã hít phải khí độc. Để giải quyết, hãy làm sạch bằng cách xịt nước muối biển.
8. Dịch màu xám (gần đen)
Nếu thường xuyên hút thuốc lá, cần sa hoặc những loại chất kích thích độc hại khác, bạn sẽ có thể gặp phải triệu chứng này. Lí do là hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị nhiễm trùng hoặc bị nấm nặng.
9. Dịch màu bạc đục, nhầy nhụa và có mùi hôi
Đây chính là dấu hiệu điển hình của viêm xoang mãn tính. Vùng niêm mạc mũi và cổ họng sẽ bị sưng tấy và sản sinh ra nhiều chất nhầy, gây ra hiện tượng trên.
Nếu đã thử nhiều cách chữa trị và sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhưng không có hiệu quả, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị khác tốt nhất.
Vậy chúng ta đã biết được những biểu hiện khác nhau của nước mũi để có cái nhìn về bệnh rõ ràng hơn.
Hãy luôn luôn chú ý sát sao đến dấu hiệu cơ thể để bảo vệ sức khỏe tốt hơn cũng như mau chóng có những biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả và lành mạnh nhất.
*Theo Brightside
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!