Mụn trứng cá thường xảy ra ở da nhờn, có độ pH kiềm hoặc quá kiềm, (pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro) pH của da thường ở mức trung bình 5,5, tức mang tính axít nhẹ. Lớp axít này được tạo thành từ các chất bã nhờn được tuyến nhờn của da sản xuất phối hợp với các axít amin từ mồ hôi để tạo pH của da.
Lớp axít trên bề mặt da chính là lớp bảo vệ, có nhiệm vụ ngăn chặn mầm bệnh từ môi trường. Khi nó trở nên quá kiềm thì làn da trở nên khô và nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn và các yếu tố ô nhiễm gây bệnh.
Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn trứng cá không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo khi bội nhiễm.
Tự massage nhẹ hàng ngày da mặt để giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường nuôi dưỡng cho da
Nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây ra mụn tuy chưa được biết rõ, nhưng chắc chắn có các yếu tố thuận lợi sau đây có thể tham gia gây ra mụn:
- Sự gia tăng hoóc-môn ở lứa tuổi thanh thiếu niên (điều này có thể làm cho các tuyến dầu bị bít lại thường xuyên hơn), tuy nhiên do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hoóc-môn nên mụn trứng cá vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành như phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. Thay đổi hoóc môn trong thời kỳ mang thai…
- Căng thẳng hoặc áp lực thường xuyên.
Độ pH của da thường ở mức trung bình 5,5
- Dùng mỹ phẩm không đúng cách.
Cách điều trị
Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo. Việc điều trị thường được sử dụng tại chỗ (thoa lên da) và dạng thuốc uống, với mục tiêu là giảm tình trạng nhờn của da, tức nghĩa đưa pH của da về độ axít trung bình 5,5. Quan trọng nhất là chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên.
Mục tiêu là đưa pH của da về độ axít trung bình 5,5
Điều trị mụn theo Y học cổ truyền bao gồm:
- Xoa bóp - bấm huyệt.
- Làm mặt nạ chăm sóc da.
- Thuốc bôi ngoài.
- Thuốc uống trong.
Thuốc bôi có tác dụng làm lành và tái tạo làn da tổn thương do mụn, điều hòa chất nhờn trên bề mặt da.
Thuốc uống chủ yếu dùng để thanh nhiệt giải độc tiêu viêm, giúp tăng cường công năng khử độc của gan, thải độc của thận; điều hòa yếu tố nội tiết và tái tạo tế bào da, chống thâm, chống sẹo, giúp cho da sáng mịn màng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da
Việc điều trị cần kiên nhẫn và tăng cường chăm sóc da:
- Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau quả, trái cây, chất xơ, uống đủ nước, tránh táo bón, ngủ đủ giấc từ 6 - 8 giờ mỗi ngày.
- Tự massage nhẹ hằng ngày da mặt để giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường nuôi dưỡng cho da.
- Làm mặt nạ hằng ngày với: lô hội, bí đao, hoặc mật ong.
Khi có mụn mủ (tức có tình trạng bội nhiễm), cần đến gặp thầy thuốc chuyên khoa về da (y học hiện đại hoặc y học cổ truyền) để được hướng dẫn chăm sóc đúng mức, cũng như kê đơn thuốc theo đúng phác đồ điều trị mụn tùy thuộc vào nguyên nhân, tránh biến chứng nhiễm trùng toàn thân.
Làm mặt nạ hàng ngày với: lô hội, hoặc bí đao, mật ong
Một số bài thuốc
Một số bài thuốc đơn giản, không độc, dễ tìm có thể sử dụng dài ngày:
- Kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, thương nhĩ tử 16g, cúc hoa 10g, cam thảo 6.
- Cỏ mần chầu 30g, cỏ mực 20g, hương phụ (chế) 16g.
- Bồ công anh 30g, thương nhĩ tử 20g, rau dấp cá 20g.
- Sài hồ 12, cát căn 12, hoàng cầm, hoàng liên 12, chi tử 8, cam thảo 6g.
- Câu kỷ tử 12, cúc hoa 10, sinh địa 20g, sài đất 12, táo 3 quả.
Các công thức trên nấu trong 2 lít nước, còn lại 1 lít uống trong ngày.
PGS.TS. Nguyễn Thị Bay
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!