Sinh con ra đã là một quá trình đầy thử thách, nhưng để nuôi con khỏe mạnh thì các ông bố bà mẹ còn phải đầu tư tâm sức rất nhiều. Mỗi một thay đổi khác lạ về sức khỏe của con, là bố mẹ lại lo lắng không yên. Thông thường, khi chăm sóc con mình các bậc phụ huynh khá nhạy bén trong việc quan sát sự bất thường trong phân của trẻ. Vì đây là cách đánh giá về tình trạng đường tiêu hóa của bé như thế nào, để từ đó can thiệp và khắc phục kịp thời.
Bất thường trong phân của trẻ khi có chất nhầy
Thông thường trẻ đi ngoài phân được gọi là bình thường khi nó có màu vàng, mềm và tương đối đặc. Có những trường hợp là bé lại đi phân kèm theo chất nhầy màu trắng hoặc xanh, có khi phân lại kèm theo mủ. Lúc này các bậc phụ huynh nên hết sức lưu ý, vì có thể bé đang gặp rắc rối ở hệ tiêu hóa hoặc do bé đang bị sổ mũi.
Nhưng nếu quan sát thấy sức khỏe của con vẫn bình thường, không có triệu chứng sổ mũi thì có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn ở màng nhầy của ruột. Còn khi phân đi ra, có thêm mủ trong đó thì rất có thể một cơ quan ở hệ tiêu hóa của bé đang bị viêm nhiễm. Chính vì vậy, trong những trường hợp này, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế được thăm khám và điều trị.
Trong phân xuất hiện dịch nhầy, đây được xem là bất thường trong phân của trẻ mẹ cần lưu ý
Phân có màu nhạt
Trong trường hợp bố mẹ quan sát thấy phân của con tự dưng từ màu vàng chuyển sanh màu vàng rất nhạt, hay thậm chí là chuyển hẳn sang màu hơi trắng. Thì đây có thể là dấu hiệu của triệu chứng bị tắc mật, kèm theo là phân nhẹ nổi lềnh bềnh nhưng lại có mùi hôi thì chứng tỏ những thức ăn mẹ cho con ăn hàng ngày bé rất khó hấp thu.
Vấn đề này xảy ra khi hệ tiêu hóa của bé kém, không thể dung nạp hoặc dị ứng với các loại thực phẩm hàng ngày mà mẹ cung cấp. Đặc biệt, với bất thường trong phân của trẻ như vậy mà còn có thêm các triệu chứng vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu vàng sẫm thì bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức. Vì nguy cơ bé mắc phải bệnh gan là rất lớn.
Phân quá lỏng
Có thể nói đây là một trong những bất thường trong phân của trẻ mà các ông bố bà mẹ thường hay gặp phải, hiện tượng này cho thấy bé có khả năng bị tiêu chảy. Và nếu số lần đi đại tiện hoàn toàn là phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày, thì bố mẹ cần để tâm. Nếu như bé đi ngoài, nhưng vẫn tăng cân hay ăn uống tốt thì không có gì đáng ngại. Vì tình trạng này sẽ tự biến mất sau một vài ngày, lúc này mẹ có thể cho bé uống oresol (pha theo hướng dẫn trên bao bì) sau mỗi lần bé đi ngoài. Còn nếu như hiện tượng đi ngoài phân lỏng này vẫn kéo dài, thì chắc chắn bé sẽ bị mát nước và bạn cần phải cho bé đi kiểm tra nhanh chóng.
Nếu tình trạng đi phân lỏng kéo dài, bé sẽ dễ dàng bị mất nước
Táo bón
Táo bón là tình trạng cũng thường xảy ra với những trẻ bắt đầu ăn dặm, điều này khiến cho những lần đại tiện của bé gặp khó khăn. Bé phải cố rặn để đi ngoài được, chính vì thế mà đôi khi phân của bé không những cứng có hình dạng giống viên sỏi mà có thể lẫn vào một ít máu do hậu môn bị tổn thương.
Khi gặp phải tình trạn này, bố mẹ nên bình tĩnh và cho con uống nhiều nước lọc hoặc nước ép lê hay mận để kích thích quá trình đi ngoài dễ dàng hơn. Nhưng nếu bé đi ngoài khoảng 3 lần một ngày, và đều có máu dính ở phân thì cần đưa trẻ đến bệnh viện.
Phân có lẫn máu
Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi tiểu bình thường là như thế nào?
Phân của trẻ qua từng giai đoạn phát triển, mẹ cần nắm rõ
Vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Kinh nghiệm điều trị vàng da cho trẻ của các mẹ
Chỉ số Bilirubin và bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Một bất thường ở phân của trẻ mà bố mẹ cần hết sức lưu ý đó là tình trạng bé đi ngoài nhưng kèm theo máu, vấn đề này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do bé bị bón, dị ứng protein trong sữa, bị trĩ nhẹ, nhiễm trùng đường ruột (thường là ở ruột già và trực tràng)...
Vì vậy khi căm trẻ, mẹ cần lưu ý. Nếu như trong trường hợp con bị bón, đi phân có máu thì đó là bình thường. Vì do bé gắng sức rặn, và nếu sau 2-3 ngày bé hết bón và không còn ra máu nữa thì không có vấn đề gì nghiêm trọng. Còn khi tình trạng bé đi ngoài bình thường không bị bón, nhưng lại kèm theo máu lẫn trong phân và kéo dài không tự khỏi thì nên gặp bác sĩ để bé được kiểm tra và xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Phân của trẻ qua từng giai đoạn phát triển, mẹ cần nắm rõ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!