Giai đoạn mang thai và sinh nở là giai đoạn cả mẹ và bé đều trải qua thời điểm nhạy cảm thay đổi rất nhiều về thể chất cũng như tâm sinh lí, bởi vậy, mẹ và bé cũng dễ mắc bệnh hơn. Vậy, mẹ và bé dễ mắc những bệnh gì?Lily & WeCaresẽ đưa ra một số bệnh lí thường gặp để mẹ và bé phòng tránh.
1. Giai đoạn mang thai
Mang thai là hành trình tuyệt vời của phụ nữ, tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà sức đề kháng của người mẹ giảm mạnh do tập trung bảo vệ thai nhi. Bởi vậy, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh hơn. Những bệnh mắc phải trong thời kì mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vậy trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu dễ mắc những bệnh gì?
Mụn rộp do virus Herpes simplex
Là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hổng trên da gây triệu chứng ngứa, gây ra các vết phỏng loét hoặc mụn rộp thường xuất hiện ở vùng mặt và miệng. Trong 3 tháng đầu mang thai người mẹ bị mắc bệnh này thì rất dễ bị sảy thai. Nếu không ngăn chặn sớm trước thai kỳ, vi-rút sẽ lây qua bé ngay khi chưa chào đời. Trong vài trường hợp, thai có thể chết non hoặc não, thần kinh, mắt và da của bé bị ảnh hưởng. Do đó phụ nữ mang thai cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên đến các khu vực đông người để hạn chế bị lây bệnh. Ngay khi xuất hiện các dấu hiện của bệnh như kể trên nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng.
Thiếu máu
Có thể do bệnh lý về máu hoặc nhiễm giun móc nhưng đối với phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Để dự phòng thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh đậm hoặc các chế phẩm bổ sung sắt vào cơ thể.
Tiền sản giật
Là một căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỉ lệ từ 6-8% số phụ nữ mang thai, phần lớn xảy ra ở phụ nữ có con so. Bệnh có biểu hiện là cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được, có thể co giật trước, trong và sau khi sinh làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%).
Đái tháo đường
Cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mà cũng có thể không thiếu insulin nhưng tế bào không sử dụng được insulin. Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần... nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra. Trong những trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho kiểm tra đường huyết lúc đói và làm xét nghiệm dung nạp đường, nhất là vào thời điểm thaitừ 6 đến 8 tháng.
Nếu mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn mang thai, phụ nữ mang thai cần được theo dõi kỹ để được hướng dẫn chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối. Và điều trị thuốc nếu không thể điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
Hen suyễn
Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh. Do đó những bà mẹ có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị bộc phát, nhất là vào tuần cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc trị hen suyễn dạng khí dung, giải pháp này hầu như không ảnh hưởng gì đến thai nhi, chỉ có tác dụng đến phôit, giúp bà bầu dễ thở hơn. Nếu có tiền sử hen suyễn, trong thời gian này, phụ nữ mang thai nên mang theo ống hít để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, các chị em nên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, có thể giúp em bé ngăn ngừa bệnh dị ứng từ môi trường xung quanh.
Các bệnh về răng nướu
Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị các triệu chứng về răng nướu như: Lợi của mẹ sưng đỏ, ngứa, vệ sinh khó khiến bựa tích tụ ở chân răng, biểu hiện thường thấy là chảy máu lợi, đôi khi còn có thể hở chân răng. Đây là các triệu chứng của viêm lợi, do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi gây ra. Sau khi sinh, các triệu chứng này sẽ hoàn toàn kết thúc sau vài tuần. Trong trường hợp mẹ không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành Sâu răng và nha chu.
Cảm cúm
Do sức đề kháng của thai phụ giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là do uống thuốc cảm cúm khi mang thai.
Viêm âm đạo do nấm
Là bệnh rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu bà bầu thấy âm đạo có nhiều huyết trắng, váng đục như sữa đông, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát cần đến bác sĩ để khám và điều trị ngay. Nếu kéo dài tình trạng viêm nhiễm này sẽ khiến mẹ dễ sinh non và sảy khi mang thai.
Viêm cầu thận
Có biểu hiện là chân bị phù, giảm chức năng thận, huyết áp tăng cao, tiểu ra máu... Các xét nghiệm có chỉ số như albumin niệu, creatinin và ure trong máu đều cao. Khi mang thai nếu thai phụ bị viêm cầu thận ở thể nặng có thể làm cho nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ, sẽ gây thai suy dinh dưỡng, sẩy thai, thai chết lưu. Tuy nhiên nếu bị viêm cầu nhẹ, thai phụ vẫn có thể mang thai bình thường nhưng cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng không tốt đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
Viêm gan siêu vi B
Là một trong những bệnh lây truyền từ mẹ sang con khá nguy hiểm vì nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% chuyển sang mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Do đó, cách bảo vệ tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sớm đi tiêm vaccine phòng viêm gan B để bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ cũng như có một thai kỳ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì khi có thai, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo vệ em bé trong suốt quá trình thai kỳ và các biện pháp tiêm phòng ngay khi em bé mới được sinh ra.
Bệnh trĩ
Bệnh phổ biến thường thấy khi mang thai. Trong thời gian mang thai, tình trạng táo bón, sự phát triển của bào thai chèn ép các tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy cháy khiến cho không ít mẹ bầu bị bệnh trĩ. Mắc bệnh trĩ khi mang thai không những khiến bà bầu cảm thấy tự ti mà còn gây nhiều đau đớn, bất tiện khi sinh hoạt, ăn uống, tiêu hóa trong suốt thời gian thai kì.
Trầm cảm thường xảy ra ở những thai kỳ không mong muốn
Triệu chứng như buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Hậu quả cho mẹ là tăng trọng lượng kém, nghiện thuốc, nghiện rượu, có ý định tự tử. Hậu quả cho thai nhi là suy dinh dưỡng, sanh non, chậm phát triển tâm thần. Vì vậy thai phụ cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường dễ mắc Các bệnh nhiễm trùng thai nghén khác như:
Bệnh toxoplasmosis
Do ký sinh trùng có tên toxoplasma gondii có chủ yếu trong phân mèo, thịt lợn hoặc thịt chưa chín. Phụ nữ mang thai nếu nhiễm bệnh có thể có nguy cơ cao gây lây nhiễm cho em bé trong bụng.
Mắc phải nhiễm trùng này, em bé có nguy cơ gặp các vấn đề xấu về thính giác, thị lực cũng như khả năng nhận biết, học tập sau này. Việc điều trị khi mắc bệnh cần được quyết định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bệnh Listeriosis
Là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên listeria monocytogenes có trong thực phẩm chế biến sẵn, nước bị ô nhiễm và phân động vật. Với phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sẽ rất dễ gây ra nguy cơ với thai nhi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến sảy thai, thai nhi chết lưu, sinh non.
Để ngăn ngừa bệnh listeriosis, phụ nữ mang bầu nên tránh ăn những thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói... Nếu một người mẹ bị nhiễm virus listeriosis thì cần được điều trị bằng kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Mụn rộp sinh dục
Là một bệnh nhiễm trùng do siêu vi khuẩn herpes simplex gây ra. Đây được coi là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và biểu hiện ngay trên bộ phận sinh dục của con người. Nhiễm trùng herpes trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể được điều trị bằng sự can thiệp của y tế.
Nếu ở giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé trong khi chào đời. Trẻ sơ sinh nhiễm siêu vi khuẩn này có thể bị loét da hoặc ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của em bé.
Mặc dù có một số loại thuốc kháng virut có thể ngăn ngừa bệnh phát triển nhưng không có phương pháp điều trị nào chuyên biệt.
Liên cầu khuẩn nhóm B
Là một dạng hiếm gặp của nhiễm trùng âm đạo xảy ra ở phụ nữ mang bầu. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh con nếu ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nhiễm trùng này có thể được lây truyền cho em bé trong thời gian chuyển dạ và gây ảnh hưởng xấu đến em bé như huyết áp thấp, kém ăn, những bất thường ở tim... Nếu một bà mẹ mắc bệnh có thể sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
2. Giai đoạn sau sinh
Giai đoạn hậu sản, người mẹ vẫn có nguy cơ gặp phải những bệnh lí nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vậy phụ nữ sau sinh thường gặp phải những vấn đề gì ở thời kì hậu sản?
Băng huyết sau khi sinh
Là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.
Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi... Tùy từng nguyên nhân (đờ tử cung, sót rau, rách đường sinh dục...) mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai...
Mẹ sau sinh nếu rơi vào tình trạng thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước, thiếu dinh dưỡng,... sẽ rất dể nhiễm khuẩn hậu sản.
Viêm bạch mạch vú
Là bệnh phụ nữ cho con bú rất dễ mắc phải. Khoảng 5% phụ nữ cho con bú bị nhiễm viêm bạch mạch vú. Mầm bệnh hay gây là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn gram âm xâm nhập qua tổn thương ở đầu vú.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sốt cao có thể lên tới 40 độ C, rét run, bên vú viêm sưng, nóng đỏ đau, trên da vú có những vùng đỏ khư trú, kéo dài, rất đau khi chạm vào. Hạch nách tròn, đau, di động.
Bà mẹ cần nghỉ ngơi, chườm nóng tại chỗ, giảm đau bằng Paracetemol 3g/24 giờ. Cho con bú xong phải vắt sữa, thăm khám bác sĩ.
Viêm ống dẫn sữa
Thường xảy ra sau khi cương vú và viêm bạch mạch. Triệu chứng sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt sữa lên một miếng bông quan sát có những mảnh nhỏ, vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa.
Các bà mẹ có thể nghỉ ngơi, không cho con bú bên vú bị tổn thương, vắt sữa bỏ đi. Cần đi xét nghiệm sữa tìm vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, phối hợp thuốc chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Táo bón và trĩ
Là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng nó gây sự khó chịu dai dẳng và đau đớn cho mẹ bầu và bà mẹ sau sinh. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này. Vì vậy, nếu bị trĩ, táo bón trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần chú ý: chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm và thường xuyên có sự thăm khám của bác sĩ.
Trầm cảm sau sinh
Là rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến các bà mẹ trong vài tuần và vài tháng sau sinh. Nghiên cứu cho thấy cứ 7 phụ nữ sinh con thì 1 người bị trầm cảm sau sinh, tuy nhiên chỉ 15% phụ nữ mắc căn bệnh này được điều trị đúng cách.
Phụ nữ sẽ gặp nhiều lo lắng, dễ cáu giận, buồn bã, khả năng tập trung kém, mất ngủ hoặc ngủ không sâu, gặp khó khăn trong giao tiếp, họ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và nhiều những rối loạn lo âu khác.
Phụ nữ sau sinh nếu như thấy mình có những triệu chứng trên, cần nói chuyện với bác sĩ hoặc người thân để có những giải pháp tâm lí thích hợp.
3. Trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh gì?
Giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Viêm mắtở trẻ sơ sinh, tương tự như viêm kết mạc, là bệnh thường gặp khi trẻ mới sinh được vài ngày, với các triệu chứng hai mi sưng nề, đỏ, chảy nước mắt kèm dử mắt, trẻ khó mởmắt thậm chí không mở được mắt...Nguyên nhân chủ yếu gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục của người mẹ khi sinh (hay gặp nhất là do lậu, chlamydia...), do nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ (thường gặp trongnhữngtrường hợp vỡối sớm) hoặc do trẻ không được chăm sóc, vệ sinh tốt trong những ngày đầu sau sinh... Nếu thấy có biểu hiện viêm kết mạc trẻ cần được điều trị ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
Vẹo cổ bẩm sinh
Do cơ ức đòn chũm bị co rút là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thể do tư thế xấu của thai nhi trong tử cung hoặc khi sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương gây chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh. Mặc dù y học chưa tìm được nguyên nhân nhưng theo nghiên cứu thì trẻ sinh ngược thường dễ mắc bệnh hơn.
Trong 2 tuần đầu tiên sau sinh, cha mẹ có thể phát hiện bệnh nếu quan sát thấy đầu của trẻ nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Nếu phát hiện sớm trẻ có thể được chữa khỏi, càng phát hiện muộn trẻ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.
Nhiễm trùng huyết sau sinh
Là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh. Đây là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ.
Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch...) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não - màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực.
Trẻ bị rôm sẩy, lác sữa
Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng có thể tự hết. Chỉ cần nhẹ nhàng da mặt sạch cho bé bằng nước ấm có pha vài giọt Lactacid (dùng khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng cho con ngày 2 – 3 lần)
Trẻ trong năm đầu rất hay bị lác sữa. Lác sữa không nên bôi thuốc, lác sữa thường rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn dần sẽ tự động hết hẳn. Trẻ bị lác sữa chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.
Táo bón
Trẻ trong 3 tháng đầu thường hay đi ị nhiều hơn là bị táo bón, và 2 – 3 ngày kg đi thì gọi là bị táo bón. Táo bón trong thời gian đầu không nguy hại cho trẻ và hoàn toàn có thể cải thiện được dễ dàng.
Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ cần ăn nhiều rau, ăn đu đủ chín, uống nước rau má, nước dừa tươi, nước rau ngô (râu bắp). Me cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày (tính cả nước lọc, nước canh và các loại nước khác trong ngày) để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.
Sau 3 tháng tới 1 tuổi vẫn là giai đoạn nhạy cảm mà trẻ dễ mắc bệnh do đề kháng kém, miễn dịch của trẻ sẽ giảm đặc biệt là đối với những trẻ giảm bú mẹ trong giai đoạn này. Từ 3 tháng tới 1 tuổi trẻ dễ tiếp tục mắc phải những bệnh sau:
Viêm đường hô hấp (Tai – mũi – họng)
Là các bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong dưới 1 tuổi. Vì đa số các bé trong 3 - 6 tháng đầu được bú mẹ hoàn toàn. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch với môi trường và ngăn ngừa mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây bệnh.
Khi trẻ giảm bú mẹ và ăn thêm thức ăn dặm, lượng kháng thể nhận được từ mẹ sẽ giảm nhiều, không được cung cấp nữa. Khiến trẻ miễn dịch kém hơn với môi trường, dễ bị lây bệnh, nhiễm siêu vi, hay cảm lạnh do thời tiết.
Viêm phế quản
Là bệnh thường phát triển mạnh vào lúc giao mùa( nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và xuất hiện nhiều ở nhóm dưới 6 tháng tuổi vì đường khí thải còn nhỏ và mẫn cảm với chất gây bệnh.
Theo số liệu điều tra thì có tới 16% trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh viêm phế quản phải vào viện điều trị. Nếu trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nên dùng thiết bị tăng âm làm thông tắc mũi, dùng dụng cụ chuyên dụng hút các dịch trong mũi để giúp trẻ dễ thở. Nếu bệnh nặng có thể dùng liều kháng sinh đặc biệt theo khuyến cáo của bác sĩ.
Sốt
Là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường gặp là nhiễm siêu vi.
Trẻ sốt dưới 38,5 độ không cần uống hạ sốt, chỉ cần chườm mát lau người cho trẻ, cho mặc đồ thoáng mát.
Trẻ sốt trên 40 độ cần cho con đi bệnh viện ngay. Khi trẻ sốt cao trên 41 độ C, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù phổi, suy thận cấp.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Có những biểu hiện như đi ị nhiều lần trong ngày, đi phân sống (phân nhầy, có bọt, lợn cợn hạt, màu vàng xanh, hay xanh thẫm), tiêu chảy (đi ngày 5-7 lần trở lên, nước nhiều hơn phân) thường do mẹ cho con ăn dặm sớm hoặc cho trẻ ăn vặt quá nhiều so với tuổi.
Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi
Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới
Các yếu tố quyết định phương pháp sinh cho phụ nữ mang thai
Nguy cơ khi mang thai quá ngày mẹ bầu cần biết
Cách sử dụng tinh dầu khi mang bầu giúp mẹ vừa khỏe vừa đẹp
Nhiễm Virus ở trẻ
Đầu tiên thường khiến trẻ bị sốt, thường là sốt cao. Sốt do Virus còn gọi là sốt siêu vi, trẻ thường sốt từ 38,5oC trở lên.
Sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác là trẻ mắc bệnh gì. Các loại sốt siêu vi, đa phần sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 10 ngày và không có thuốc trị. Trẻ nào sức đề kháng kém, cơ thể ốm yếu, hay bệnh vặt, thì từ sốt siêu vi mới sinh ra các biến chứng nặng nề khác.
Tiêu chảy
Cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ. Tiêu chảy vi vút là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong màu đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng.
Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
Xem thêm:
- Một số dịch bệnh mùa đông trẻ hay mắc phải và cách phòng tránh
- Mùa hè, mẹ bầu dễ mắc các bệnh gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!