Những bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi

Chăm Sóc Bé - 03/29/2024

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 7 tháng tuổi chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ. Trong thời gian này, bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên sẽ xuất hiện một số bệnh trẻ thường gặp, đòi hỏi cha mẹ cần phả i quan tâm và chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Để giúp cho quá trình nuôi con của nhiều cha mẹ được dễ dàng hơn, Lily & WeCare sẽ kể tên bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi để cha mẹ biết cách chăm sóc bé được tốt hơn.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 7 tháng tuổi chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ. Trong thời gian này, bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên sẽ xuất hiện một số bệnh trẻ thường gặp, đòi hỏi cha mẹ cần phả i quan tâm và chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Để giúp cho quá trình nuôi con của nhiều cha mẹ được dễ dàng hơn, Lily & WeCare sẽ kể tên bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi để cha mẹ biết cách chăm sóc bé được tốt hơn.

1. Sốt cao là một trong những bệnh trẻ thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ. Nguyên nhân chính nhất có thể là do bé bị nhiễm siêu vi. Có nhiều trường hợp bé bị sốt là do mọc răng, cảm lạnh thông thường hoặc rối loạn tiêu hóa. Khi thấy bé bị sốt, mẹ hãy nhanh chóng hạ nhiệt cho bé bằng cách lấy một chiếc khăn sạch, nhúng nước ấm rồi vắt sạch sau đó lau mát toàn thân cho bé.

Những bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi

Trẻ nhỏ thường hay mắc phải những bệnh như sốt do siêu vi, mọc răng

2. Khó ngủ

Những bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi

Trẻ thường có những biểu hiện kêu khóc vào buổi đêm do khó ngủ

Đây không phải là một bệnh mà là một tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bé thường sẽ hay tỉnh giấc giữa đêm và ngủ không sâu. Đây là một biểu hiện thường gặp, nhưng nếu việc khó ngủ lại đi kèm với các triệu chứng như lăn lộn, trở mình nhiều, đổ mồ hôi, rụng tóc thì nhiều khả năng bé đã bị thiếu Vitamin D - là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng còi xương ở trẻ sơ sinh.gặp Bệnh trẻ thường gặp này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do vậy các ông bố bà mẹ cần tìm cách khắc phục cho con.

3. Táo bón

Táo bón xảy ra khi trẻ không đi ngoài trong khoảng thời gian quá 3 ngày, hoặc có đi nhưng đi khó, phân rắn, vén nhiều lọn tròn nhỏ. Đây cũng là bệnh trẻ thường gặp do thực đơn của mẹ chưa đủ chất xơ cần thiết. Hiện tượng này mặc dù không nguy hại lắm nhưng sẽ khiến cho bé bị đau bụng và khó chịu. Mẹ có thể hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh này nếu cung cấp đủ hàm lượng chất xơ có trong các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bé để bé đi ngoài được dễ dàng hơn.

4. Rôm sảy

Vào mùa hè, rất nhiều cha mẹ đau đầu vì việc con mình bị rôm sảy. Nguyên nhân khiến cho bé bị rôm sảy đó là bé bị ra mồ hôi nhiều hoặc do mẹ không vệ sinh bé sạch sẽ. Rôm sảy là một bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi trở lên, không quá nguy hại nhưng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.

Cách phòng ngừa bệnh rôm sảy cho bé đó là mẹ phải thường xuyên vệ sinh cho bé một cách sạch sẽ. Vệ sinh mặt, miệng cho be thật kĩ sau mỗi lần ăn hoặc bú sữa. Các mẹ chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng da mặt của bé bằng khăn mềm với nước ấm từ 2 – 3 lần/ngày. Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm khiến cho vết lác lan ra nhiều hơn như trứng, mỡ động vật, hải sản và nội tạng động vật. Khi trẻ bị rôm sảy, tránh cào gãi ở trẻ (chú ý không cho trẻ gãi vì sẽ làm xước da, gây nhiễm trùng)

Những bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi

Rôm sẩy là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng vài tháng tuổi

5. Rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh tình trạng táo bón, thì rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy cũng là một bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Biểu biện của rối loạn tiêu hóa đó là bé đi ngoài nhiều lần trong một ngày, đi phân sống, nhầy và có màu lạ, tiêu chảy liên tục... Rối loạn tiêu hóa có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đến từ chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ở tuổi này, nhiều mẹ đã bắt đầu cho bé ăn dặm thay vì chỉ bú sữa mẹ. Điều này có thể khiến cho dạ dày của bé chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này, dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa. Để hạn chế tình trạng này, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, các mẹ hãy tập cho bé ăn hoa quả dầm, uống nước hoa quả, ăn các loại thức ăn mềm như váng sữa, phô mai, sữa chua mỗi ngày từ khi bé được 6 - 7 tháng tuổi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!