Khi đã xâm nhiễm vào cơ thể, Chlamydia có thể đi vào niệu đạo gây viêm niệu đạo, đi ngược lên đường sinh dục gây bệnh lý vùng chậu mà hậu quả có thể là thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
Trong thai kỳ, Chlamydia có thể gây vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, sinh non, nhiễm khuẩn hậu sản và nhiễm Chlamydia cho trẻ sơ sinh. Về lâu dài, nhiễm đồng thời Chlamydia và HPV - một loại vi-rút dễ có khả năng đưa đến ung thư cổ tử cung.
Chlamydia được xem là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung xuất tiết (Ảnh minh họa: Internet)
Ở nam giới, biến chứng chủ yếu do nhiễm Chlamydia là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, do đó có thể gây vô sinh. Một số nghiên cứu đang xem xét ảnh hưởng của Chlamydia lên chất lượng tinh trùng.
Chlamydia có thể điều trị dứt điểm dễ dàng bằng nhiều loại kháng sinh như azithromycin, doxycyclin, erythromycin hay ofloxacin. Thế nhưng một khi nhiễm Chlamydia đã có biến chứng thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, đặc biệt với tổn thương ống dẫn trứng do Chlamydia trong điều trị vô sinh. Do vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp chủ đạo.
Cần giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn (một vợ một chồng, dùng bao cao su), nên đi khám phụ khoa 2 lần/năm để tầm soát bệnh. Khi có những dấu hiệu khác lạ ở cơ quan sinh dục cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!