Những biến chứng thoát vị đĩa đệm và các bệnh về khớp khác bạn không ngờ tớiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/26/2024

Các biến chứng thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống thường rất nguy hiểm, nhưng có rất ít người hiểu rõ để phòng bệnh tốt hơn.

Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống là những bệnh về khớp rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người Việt hiện nay không hiểu rõ về những bệnh này, khiến họ có nguy cơ cao bị biến chứng thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống.

Khi nhắc đến thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống, nhiều người thường nghĩ đây là các bệnh ở người lớn tuổi. Thực tế, ngày nay, tỉ lệ người trẻ mắc các bệnh này càng cao. Tuy nhiên, không nhiều người thật sự hiểu rõ về bệnh, khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn. Do đó, họ sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống, bạn có thể lựa chọn phương pháp Tây y hoặc Đông y. Tuy nhiên, phương pháp Đông y được xem là an toàn và lành tính nhất cho người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể kích thích các dây thần kinh gần đó, gây đau, tê và yếu ở tay hoặc chân.

Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp bị viêm. Hai loại viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Viêm xương khớp khiến lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn thường tấn công màng hoạt dịch trước.

Thoái hóa cột sống là một bệnh mạn tính, liên quan đến quá trình lão hóa xương do phải chịu một lực nặng trong thời gian dài. Thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng và dân văn phòng… Thông thường, cột sống cổ và sống lưng là hai khu vực dễ bị thoái hóa nhất.

Làm sao để nhận biết thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống?

Thoát vị đĩa đệm

Hầu hết thoát vị đĩa đệm xảy ra ở thắt lưng, mặc dù chúng cũng có thể xảy ra ở cổ (cột sống cổ). Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là:

  • Đau cánh tay hoặc chân. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng, bạn thường sẽ cảm thấy đau dữ dội nhất ở mông, đùi, bắp chân và một phần bàn chân. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, cơn đau thường sẽ xuất hiện ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể xuất hiện ở cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc cử động lưng.
  • Tê hoặc đau. Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc đau ở phần cơ thể có các dây thần kinh chi phối.
  • Yếu. Đối với người mắc thoát vị đĩa đệm, các dây thần kinh sẽ bị chèn ép, khiến cơ bắp suy yếu dần. Điều này có thể khiến bạn vấp ngã hoặc làm giảm khả năng nâng hoặc giữ vật phẩm.
  • Bạn cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm mà không có triệu chứng rõ ràng.

Bạn có thể xem thêm bài: Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm

Viêm khớp

Tùy thuộc vào loại viêm khớp, các dấu hiệu và triệu chứng bạn có thể mắc bao gồm;

  • Sưng
  • Nóng
  • Đỏ
  • Đau
  • Hạn chế vận động

Thoái hóa cột sống

Các triệu chứng thoái hóa cột sống đặc trưng gồm:

  • Đau tại vị trí thoái hóa
  • Hạn chế vận động
  • Co thắt các cơ
  • Mất cảm giác
  • Căng thẳng, chán ăn

Biến chứng thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống

Đối với bất kì một căn bệnh nào, nếu bạn không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm

Thực tế, tủy sống không kéo dài đến phần cuối của ống tủy sống. Khi vừa mới qua khỏi thắt lưng, tủy sống sẽ phân chia thành một bó dây thần kinh, còn được biết đến là chùm đuôi ngựa. Thoát vị đĩa đệm hiếm khi chèn ép toàn bộ nhóm dây thần kinh này. Nếu tình trạng này xảy ra, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật cột sống để tránh cột sống yếu và tê liệt vĩnh viễn.

Bạn nên đi cấp cứu nếu có các tình trạng sau đây:

  • Các triệu chứng nghiệm trọng hơn. Bạn có thể bị đau, tê và yếu đến mức không thể vận động các hoạt động thường ngày.
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột. Người mắc hội chứng đuôi ngựa có thể bị khó chịu hoặc khó tiểu ngay cả khi bàng quang đầy.
  • Mất cảm giác đuôi ngựa. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến các cơ đùi sau, đùi trong và khu vực xung quanh hậu môn.

Biến chứng viêm khớp

Viêm khớp nặng, đặc biệt nếu bệnh ảnh hưởng đến tay hoặc cánh tay, có thể khiến bạn khó thực hiện các công việc hàng ngày. Viêm các khớp chịu trọng lượng có thể khiến bạn không thoải mái khi đi hoặc ngồi thẳng. Trong một số trường hợp, khớp có thể bị biến dạng.

Biến chứng thoái hóa cột sống

Biến chứng thoái hóa cột sống cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không điều trị kịp thời. Các biến chứng thoái hóa cột sống phổ biến gồm:

  • Cột sống biến dạng
  • Các rễ dây thần kinh bị chèn ép
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng chèn ép tủy sống thắt lưng
  • Bại liệt suốt đời
  • Gây ra thoát vị đĩa đệm
  • Gai cột sống
  • Đau thần kinh tọa

Nguyên nhân nào gây thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống?

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường do tình trạng thoái hóa đĩa đệm gây ra. Khi bạn càng lớn tuổi, đĩa đệm cột sống sẽ mất bớt dịch. Điều này khiến chúng kém linh hoạt và dễ vỡ hoặc rách bởi một tác động nhỏ.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không có nguyên nhân rõ ràng. Đôi khi, bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm khi dùng cơ lưng để nâng vật nặng. Một số trường hợp hiếm hơn, như ngã hoặc một cú đánh vào lưng, có thể gây thoát vị đĩa đệm.

Viêm khớp

Hao mòn mô sụn gây ra viêm xương khớp, một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Nhiễm trùng hoặc chấn thương khớp có thể làm trầm trọng thêm sự hao mòn. Bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Một dạng viêm khớp phổ biến khác là viêm khớp dạng thấp, một rối loạn tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể. Những cuộc tấn công này ảnh hưởng đến màng hoạt dịch.

Nguyên nhân chính xác gây các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch là không rõ. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra các dấu hiệu di truyền làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp gấp 5 lần.

Thoái hóa cột sống

Có rất nhiều yếu tố gây thoái hóa cột sống, như:

  • Quá trình lão hóa: khi bạn càng lớn tuổi, cột sống càng dễ thoái hóa, do đó tình trạng loãng xương và bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều hơn.
  • Thói quen hàng ngày: ngồi lâu, ngồi sai tư thế, quan hệ tình dục thường xuyên… cũng là những nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa cột sống.
  • Tính chất công việc: những người thường khiêng vác đồ nặng, cúi gập để nâng vật nặng hoặc thường xuyên cổ, ngửa cổ sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng: thiếu magie, canxi, vitamin… khiến cột sống bị bào mòn và hạn chế khả năng tái tạo, do đó bạn sẽ có nguy cao cơ bị thoái hóa.
  • Di truyền: thông thường, người châu Âu dễ mắc bệnh này hơn người châu Á. Ngoài ra, những người có các bệnh bẩm sinh di truyền như hẹp ống sống, gai ống sống… cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống.

Làm thế nào để điều trị các bệnh về khớp?

Những biến chứng thoát vị đĩa đệm và các bệnh về khớp khác bạn không ngờ tớiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Để tránh các biến chứng thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và thoái hóa cột sống, bạn cần phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, mọi người có thể lựa chọn chữa các bệnh này bằng hai cách: Đông y hoặc Tây y. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm riêng.

Tây y

Thoát vị đĩa đệm

Đối với Tây y, phương pháp chính trong trị thoát vị đĩa đệm là điều trị bảo tồn bằng cách tránh các tư thế gây đau, tuân theo chế độ luyện tập và dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc dùng để điều trị bệnh gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Các thuốc làm ảnh hưởng đến tinh thần
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc giãn cơ
  • Các thuốc tiêm cortisone

Nếu cơn đau không hết trong vài tuần, bác sĩ có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu. Một số người bị thoát vị đĩa đệm có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không cải thiện sau 6 tuần, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Tê hoặc yếu
  • Khó đứng hoặc đi
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột

Viêm khớp

Tương tự như thoát vị đĩa đệm, mục tiêu chính trong điều trị viêm khớp là giảm đau và phòng ngừa tổn thương thêm cho khớp. Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Các loại kem chứa menthol hoặc capsaicin
  • Thuốc ức chế miễn dịch nhóm corticosteroid

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định corticosteroid hoặc các thuốc chống thấp thay đổi bệnh (DMARDs).

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để thay thế khớp bằng khớp nhân tạo. Phương pháp này phổ biến nhất để thay thế khớp hông và đầu gối.

Bạn cũng cần tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp bị ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống

Để điều trị thoái hóa cột sống, bạn có thể dùng thuốc, làm phẫu thuật hoặc các phương pháp khác.

  • Thuốc: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm ngoài màng cứng
  • Phẫu thuật: mổ hở, mổ nội soi, mổ bằng tia laser, phẫu thuật cố định cột sống…
  • Các phương pháp khác: diện chẩn, sóng cao tần, vật lý trị liệu…

Đông y

Thực tế, các phương pháp Tây y có thể gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Hầu hết các thuốc Tây đều có ảnh hưởng phụ đến cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, việc phải dùng thuốc trong thời gian dài có thể khiến bạn bị nhờn thuốc. Phẫu thuật cũng có nhiều rủi ro và nguy hiểm nhất định, thậm chí có thể gây tử vong.

Vì vậy, các phương pháp Đông y thường được mọi người “ưu ái” lựa chọn. Các bài thuốc y học cổ truyền thường sử dụng các loại thảo dược trong tự nhiên để điều trị bệnh vì vậy rất an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì vì thời gian điều trị thường dài. Ngoài ra, các loại thuốc thường khá phổ biến ở Việt Nam, nên chi phí điều trị thường rẻ.

Một trong những địa chỉ uy tín trong việc điều trị các bệnh về khớp là nhà thuốc Song Hương. Các bác sĩ Đông y tại đây đều có bề dày kinh nghiệm và nhiều công trình nghiên cứu được công nhận. Khi đến Nhà thuốc Song Hương, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn cẩn thận và đưa ra các phương thuốc điều trị thích hợp nhất.

Với tiêu chí là luôn mang đến thuốc Đông dược dễ sử dụng với giá cả hợp lý, nhưng vẫn đặt sự an toàn và sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu, Song Hương chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng khi lựa chọn điều trị tại đây.

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể xem thêm tại đây: http://nhathuocsonghuong.com/phan-hoi-mot-benh-nhan-gai-cot-song-thoat-vi-dia-dem-da-chua-khoi-tai-dong-y-song-huong/

Thông tin liên hệ:

Nhà thuốc Song Hương

  • Địa chỉ liên hệ: Quốc lộ 1A, thôn Kế Xuyên,  xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  • Số điện thoại: 0903 581 114, 0377 181 181, 0914 334 450, 023 5387 3045.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!