Bệnh rubella là căn bệnh cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì có thể gây ra những biến chứng đối với mẹ và bé. Bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt hay xảy ra vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Có nhiều bà mẹ còn thắc mắc về những biểu hiện của bệnh rubella ở bà bầu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây củaLily & WeCare.
Bệnh Rubella là bệnh gì?
Bệnh Rubella hay còn được gọi là bệnh Rubeon ( bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày), đây là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, bệnh có thể xảy ra thành dịch. Mặc dù tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là 12 tuần đầu của thai kỳ vì bệnh có thể làm sảy thai, gây dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bị bại não, tổn thương đến tim, thậm chí là mù mắt.
Những biểu hiện của bệnh rubella ở bà bầu
Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể độ 2-3 tuần lễ, lúc này bệnh nhân vẫn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân sẽ có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.
Sốt: Bệnh nhân sẽ thấy đau đầu, cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện 1- 4 ngày, sau phát ban thì triệu chứng sốt giảm, Sốt nhẹ khoảng 38,5oC.
Nổi hạch: hạch nổi ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn và cổ, lúc sờ cảm thấy hơi đau. Hạch này thường nổi trước phát ban, chúng tồn tại khoảng vài ngày sau khi ban bay hết.
Phát ban: Đây là dấu hiệu làm người ta để ý tới trước tiên. Ban lúc đầu mọc ở trên đầu, mặt và mọc khắp toàn thân, chúng mọc thường không tuần tự như sởi. Những nốt ban có hình tròn hay hình bầu dục, có đường kính chừng khoảng 1-2mm, chúng có thể hợp thành từng mảng hay có thể đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban có thể mọc khắp người, tuy nhiên chỉ sau 2-3 ngày là bay hết. Bạn cần chú ý phân biệt với ban của sởi: Ban của bệnh sởi sờ mịn và mọc thứ tự từ trên đầu, sau khi bay sẽ để lại các vảy như phấn rôm, nhìn thấy trên da có các vằn màu sẫm.
Ngoài ra, bạn còn bị đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, những triệu chứng này hay gặp ở phụ nữ. Bên cạnh đó, các khớp ngón tay, cổ tay, gối và cổ chân bị đau trong khi phát ban, tuy nhiên sau đó không để lại di chứng.
Cá thể lâm sàng bị bệnh rubella
Rubella bẩm sinh: Nguyên nhân là do mẹ bầu bị nhiễm bệnh rubella trong thai kỳ, từ đó Virut từ máu mẹ qua nhau thai. Thường trẻ sơ sinh nhiễm bệnh khi đẻ ra đã có ban, hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh sẽ nổi ban. Bệnh nhi sẽ có các triệu chứng như có gan to, lách to và vàng da.
Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu: Những trường hợp này chiếm tỷ lệ 1/3.000 ca. Xuất hiện xuất huyết vào 1-2 tuần sau khi cơ thể phát ban. Các dấu hiệu có thể nhận biết như chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa và trẻ sơ sinh có thể chảy máu rốn.
Mẹ bầu nhiễm bệnh rubella thì thường người mẹ không có triệu chứng, nhưng điều đáng quan tâm nhất là những dị tật mà thai nhi trong bụng mẹ mắc phải.
Trong 3 tháng đầu: có đến từ 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và khoảng 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt và não.
Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được từ 13-16 tuần, tỷ lệ trẻ bị Rubella bẩm sinh khoảng 17%. Khi thai nhi đã được từ 17- 20 tuần, có khoảng 5% trẻ mắc bệnh. Khi thai nhi hơn 20 tuần, tỷ lệ nhiễm bệnh là 0%.
Những biến chứng dị tật của thai nhi mắc bệnh: Khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì sẽ dễ bị sảy thai hoặc bị thai chết lưu trong cổ tử cung; trường hợp đẻ được thì thai bị thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và thậm chí kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt ; đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, ...
Điều trị bệnh rubella như thế nào?
Theo các bác sĩ thì cần điều trị các triệu chứng như giảm đau và hạ nhiệt. Cần giữ ấm cho cơ thể, tránh gió và kiêng nước trong thời gian phát ban, ngoài ra cần đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Đặc biệt là nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Nên tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh cùng các loại vitamin.
Phòng bệnh rubella
Thực tế có hai biện pháp chính của phòng bệnh là cách ly và tiêm phòng bằng vaccin. Tiêm phòng vaccin Rubella giup giảm độc lực, cách này được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc thậm chí có thể cả đời. Vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Đối với những phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong vòng 3 tháng liên tục, gồm có 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi tiêm chủng.
Đối với việc cách ly là rất khó, ít nhất phải cách ly 8-10 ngày sau khi ban bay hết. Phòng bệnh Rubella đối với mẹ bầu:
Mẹ bầu có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin nữa. Trường hợp chưa có miễn dịch thì nên tiêm vaccin, nhất là đối với phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.
- Khi chưa có thai: Sau khi có những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, nhất là trước khi có ý định mang thai, tốt nhất bạn nên tiêm nhắc lại một mũi. Về thời điểm tiêm phòng thì ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự kiến có thai khoảng từ 3 – 4 tháng, đây là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh cho trẻ.
- Khi đã mang thai: Lúc này chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì đây là một loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi cực kì nguy hiểm.
- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Nên lau sàn, lau bàn ghế, giường và tủ... bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó nên lau lại bằng nước sạch. Với các đồ vật nhỏ bạn có thể phơi nắng.
- Trong trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, mẹ bầu nên cách ly với người mắc bệnh, đặc biệt là trong khoảng 16 tuần đầu của thai kỳ. Cần đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch với Rubella. Ngoài ra, nên tránh tiếp xúc với những đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh Rubella. Trong trường hợp nếu phải đi công tác hoặc đi du lịch, bạn nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch.
Nếu chẳng may bạn có tiếp xúc với người mắc Rubella, bạn phải đi khám ngay lập tức tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản để được bác sĩ tư vấn.
Như vậy, bệnh rubella là bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với thai nhi trong bụng. Lily & WeCare khuyên các mẹ nên đi khám định kỳ và có sự chuẩn bị trước khi mang thai, chăm sóc tốt trong thai kỳ và nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn về cách phòng tránh bệnh này.
Xét nghiệm Rubella tại nhà với Trung tâm xét nghiệm Xander
Xét nghiệm máu rubella tìm những kháng thể sinh ra bởi hệ miễn dịch nhằm chống vi-rút rubella. Các kháng thể này tồn tại trong máu trong nhiều năm. Khi trong máu có một số kháng thể nào đó có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng gần đây, hoặc bị nhiễm trùng trước đó, hoặc bạn đã được chích ngừa để khỏi bị mắc bệnh đó.
Xét nghiệm rubella trước khi mang thai giúp bảo vệ tế bào thai phát triển thuận lợi, khỏe mạnh hơn trong cơ thể người mẹ.
Ngoài ra xét nghiệm rubella trước khi mang thai giúp người mẹ phát hiện các nguy cơ mắc bệnh sớm khi chưa có những triệu chứng rõ rệt, từ đó chủ động đưa ra quyết định giảm thiểu ảnh hưởng liên quan đến thai nhi.
Tại sao nên lựa chọn xét nghiệm rubella tại nhà?
Phụ nữ mang thai là đối tượng có khả năng miễn dịch kém, khi có triệu chứng bệnh không muốn đến bệnh viện để khám và xét nghiệm vì phải chờ đợi và lo sợ lây nhiễm virus, vi khuẩn khác, chọn xét nghiệm tại nhà là một sự lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả cao. Chính vì vậy, xét nghiệm tại nhà hiện nay là sự lựa chọn an toàn, nhanh chóng giúp bạn biết được tình trạng bệnh của mình mà không phải mất thời gian đến các cơ sở y tế.
5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm
Quy tắc làm việc an toàn cho phụ nữ mang thai
Bỏ túi chế độ dinh dưỡng hoàn hảo khi mang thai 3 tháng đầu
Làm sao để giữ hình ảnh chuyên nghiệp khi mang thai?
Tác dụng của dầu dừa cho bà bầu: Tránh rạn da và hơn thế nữa
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander
100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Giá gói xét nghiệm rubella tại Xander
Với gói xét nghiệm này, Xander cung cấp hai gói xét nghiệm là xét nghiệm test nhanh của chemedic và xét nghiệm test chuyên sâu:
Xét nghiệm test nhanh của Chemedic
Tổng phân tích nước tiểu : 35,000 đồng
Công thức máu: 69,000 đồng
Xét nghiệm CRP định lượng: 88,000 đồng
Xét nghiệm Rubella test nhanh: 210,000 đồng
Tổng: 402,000 đồng
Xét nghiệm test chuyên sâu
Tổng phân tích nước tiểu : 35,000 đồng
Công thức máu: 69,000 đồng
Xét nghiệm CRP định lượng: 88,000 đồng
Xét nghiệm AST (GOT): 39,000 đồng
Xét nghiệm ALT (GPT): 39,000 đồng
Xét nghiệm GGT (g-GT): 39,000 đồng
Xét nghiệm Creatinin (Máu): 35,000 đồng
Xét nghiệmUre (Máu): 35,000 đồng
Xét nghiêm Rubella lgG (ELISA): 196,000 đồng
Xét nghiêm Rubella lgM (ELISA): 196,000 đồng
Tổng: 771,000 đồng
Cách tính tổng giá xét nghiệm
Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
Phí xử lý : 30.000đ
Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Các giai đoạn phát triển của bệnh rubella cha mẹ cần biết
- Phụ nữ mang thai lần đầu bị nhiễm rubella liệu còn nhiễm ở lần hai?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!