Khi bị nhiệt miệng, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi và khó chịu, trẻ sẽ biếng ăn và điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không rõ nguyên nhân và điều này khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng hơn cả. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các bố mẹ những cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ cực hiệu quả để bố mẹ tham khảo.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ
Nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng, to khoảng 1 – 2mm và ngày càng lan dần, hơi mọng nước ở niêm mạc miệng. Vết loét này sẽ to dần ra và gây những khó khăn cho việc ăn uống nếu như không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ có thể xác định là do chức năng miễn dịch bị suy giảm; do sự cọ sát nên làm tổn thương lớp niêm mạc (khi đánh răng bé đã ngậm phải vật gì đó sắc); do con bị cắn hoặc bị kích thích từ phía bên ngoài; do con bị rối loạn bài tiết ở bên trong, do dị ứng với thuốc hoặc là thực phẩm; do con bị nhiễm khuẩn virus.
Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường bỏ ăn, quấy khóc nhiều và trong miệng chảy nhiều nước dãi. Trong niêm mạc miệng của trẻ sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng hoặc đốm màu ngà, to khoảng 1 – 2mm. Lâu dần, đốm trắng sẽ lớn thành 8 – 10mmm, hơi mọng nước và vài ngày sau sẽ vỡ ra rồi tạo thành vết loét. Nếu như không có biến chứng, vết loét sẽ tự lành sau 10 – 15 ngày rồi tái diễn lại đợt khác như với đợt cũ. Nếu như bệnh nặng quá còn khiến trẻ bị nổi hạch và sốt cao.
Những cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ mẹ nên biết
Để chữa nhiệt miệng cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như sau để đảm bảo sức khỏe của trẻ không bị nguy hiểm.
- Dùng mật ong để điều trị nhiệt miệng: Mẹ hãy cho bé ngậm mật ong trong miệng và nó sẽ có tác động trực tiếp lên các vết nhiệt, tiêu diệt các loại vi khuẩn. Mẹ chỉ cần dùng tăm bông thấm mật ong và bôi vào chỗ bị loét.
- Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng chất chát: Những chất chát có tính sát trùng cao nên sẽ nhanh chóng chữa lành các vết nhiệt. Mẹ không cần phải tìm kiếm đâu nhiều, trong tự nhiên có những chất chát rất lành tính, dễ kiếm như: nước chè xanh, vỏ xoài, húng chanh... bé chỉ cần ngậm từ 5 – 10 phút rồi nhả ra là sẽ dần khỏi.
- Trẻ uống nước khế chua để nhanh khỏi: Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Mẹ có thể dùng bài thuốc đơn giản, lành tính, không có tác dụng phụ này để thử. Mẹ chỉ cần dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát rồi đun sôi trong nước và thêm ít đường phèn cho dễ uống, để đến khi nguội thì cho bé ngậm rồi nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày sẽ có hiệu quả cao.
- Dùng lá bồ ngót để bôi: Lá bồ ngót (hay còn gọi là bù ngót) không chỉ dùng để nấu canh ăn cho mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Mẹ chỉ cần tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, hòa cùng ít mật ong, sau đó dùng bông thấm hỗn hợp này để bôi vào chỗ bị sưng và đau, lở trong miệng cho bé. Mỗi ngày, mẹ hãy bôi từ 2 – 3 ngày là được.
- Nước cà chua ép: Đây là cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ có lẽ là mẹ ít ngờ tới nhất. Mẹ dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống, sau khi uống vài ly trong ngày là sẽ thấy được công dụng thần kỳ của nó.
Nhiệt miệng - nguyên nhân và cách điều trị
Cách điều trị nhiệt miệng cho bà bầu không cần phải dùng thuốc
Từ nhiệt miệng đến ung thư lưỡi!
Trẻ nghiến răng khi ngủ liệu có hại hay không?
Chi phí niềng răng một hàm bao nhiêu tiền?
- Uống nước cam, chanh: Trên thực tế, nước cam và nước chanh không thể “đặc trị” chữa nhiệt miệng nhưng do chúng có chứa nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp con dễ vượt qua những bệnh do virus, vi khuẩn gây ra (trong đó bao gồm cả nhiệt miệng). Mẹ chỉ cần cho con uống 1 ly cam vắt hoặc nước chanh mỗi ngày là được, miễn là không cho bé uống khi bụng đang đói.
- Dùng lá rau ngót: Mẹ chỉ cần mua lá rau ngót về, rửa sạch, giã lấy nước cốt và cho vào đó vài hạt muối. Sau đó, dùng gạc chấm hoặc xoa nhẹ vào lưỡi cho trẻ để chữa nhiệt miệng.
- Dùng cùi dừa để chữa nhiệt miệng cho trẻ. Mẹ chỉ cần nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước cốt cho con và dùng để súc miệng từ 3 – 4 lần mỗi ngày là vết nhiệt sẽ tự động tiêu tan, nhanh lành.
Xem thêm:
- Giải pháp nào để mùa hè ăn hoa quả không bị nhiệt miệng, nóng gan
- Bé sơ sinh hay bị nhiệt miệng phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!