Những chất gây vô sinh nam đang bên bạn hàng ngày

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Báo Le Monde của Pháp đã đưa thông tin về có 400 loại dược mỹ phẩm chứa paraben, chất bảo quản gây ung thư vú và vô sinh nam.

Hóa chất parabens có nguy cơ gây ung thư thường xuất hiện trong các loại lăn nách, kem triệt lông, kem dưỡng da, xịt khử mùi, kem dưỡng thể, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, gel cạo râu, khăn giấy cho trẻ em.

Mới đây, báo Le Monde của Pháp đã đưa thông tin về có 400 loại dược mỹ phẩm chứa paraben, chất bảo quản có khả năng gây ung thư vú và vô sinh nam.

Paraben là chất gì?

Theo ThS. Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 Trung ương: Paraben không phải là hoạt chất làm thuốc. Nó có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm nhưng chỉ được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc, mỹ phẩm.

Trong các dược phẩm, vì nó chỉ nằm trong thành phần của các chất bảo quản (là chất phụ gia thêm vào công thức bào chế) nên nếu tìm tên hoạt chất sẽ không mấy khi gặp.

Trên các hộp kem dưỡng da hay kem chống nắng, son môi, sữa tắm... thường có ghi thành phần của các chất bảo quản như methylparaben, butylparaben, ethylbparaben, isobutylparaben, propylparaben… Các chất paraben là một trong những sản phẩm của công nghệ khai thác hóa dầu.

Những chất gây vô sinh nam đang bên bạn hàng ngày

Báo Le Monde của Pháp đã đưa thông tin về có 400 loại dược mỹ phẩm chứa paraben, chất bảo quản có khả năng gây ung thư vú và vô sinh nam (Ảnh minh họa: Internet)

Người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong ngành thực phẩm). Trong rất nhiều mỹ phẩm và dược phẩm, paraben (methyl, ethyl, propyl and benzyl) được chấp nhận như phương cách rẻ tiền và không thể thiếu được để kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, lên men, và nấm mốc trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cá nhân bao gồm: dầu gội đầu, dầu xả, chất khử mùi, và kem chống nắng.

Trong một số ít dược phẩm có chất bảo quản paraben là với mục đích để bảo quản thuốc không bị hỏng trước khi đến với người sử dụng chứ không phải với mục đích chữa bệnh.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo và dự kiến sẽ có lộ trình cụ thể đối với chất paraben.

Lý giải việc cảnh báo trên, Cục này cho biết lý do phải ngưng sử dụng các dẫn chất Paraben là do ngày 18/9/2014, Ủy ban mỹ phẩm cộng đồng Châu Âu nghi ngờ chất Isoparaben (là dẫn chất của Paraben) có thể gây ung thư vú cho người sử dụng, nên đã đưa ra qui định cập nhật năm dẫn chất Paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) vào danh mục các chất không dùng trong mỹ phẩm.

Tuy nhiên, Hội đồng khoa học châu Âu lại tuyên bố, đến thời điểm hiện tại không có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định các dẫn chất paraben bị cấm đó không an toàn nếu dùng với nồng độ giới hạn cho phép.

Hơn nữa, cũng chưa có báo cáo hoặc cảnh báo nào về tác dụng không an toàn đối với các sản phẩm có chứa các thành phần nêu trên. Mặc dù vậy, để đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, Cộng đồng châu Âu đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, nên quyết định đưa ra quy định thay thế và bổ sung vào các phụ lục trong Hiệp định của EU.

Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đã tiến hành rà soát và thống nhất cập nhật các qui định mới về các chất nêu trên từ cộng đồng Châu Âu và đưa ra khuyến cáo ngưng sử dụng các chất này để thay thế các chất tối ưu hơn.

Cục Quản lý Dược thông tin, các dẫn chất Paraben được sử dụng với vai trò làm chất bảo quản trong mỹ phẩm rất phổ biến (trên 22.000 sản phẩm mỹ phẩm có sử dụng dẫn chất paraben làm chất bảo quản).

Xuất phát từ việc chưa có bằng chứng cụ thể về sự mất an toàn của các sản phẩm và cần thời gian để tìm kiếm, thay thế các hợp chất an toàn hơn, Cộng đồng châu Âu quyết định đưa ra lộ trình để thực hiện khuyến cáo này.

Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đã thống nhất và cập nhật danh mục các chất dùng trong mỹ phẩm (dựa trên cơ sở bản cập nhật danh mục các chất dùng trong mỹ phẩm của Cộng đồng châu Âu) và cũng thực hiện lộ trình như Cộng đồng châu Âu.

Vì Việt Nam nằm trong cộng đồng ASEAN, nên khi có quyết định của Cộng đồng Asean, Cục Quản lý Dược đã cập nhật các chất dùng trong mỹ phẩm, trong đó khuyến cáo việc ngưng sử dụng các chất trên và thực hiện lộ trình như Cộng đồng Châu Âu và Cộng đồng ASEAN.

Vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường tại Cộng đồng châu Âu cũng như tại các nước thành viên ASEAN cho đến khi áp dụng lộ trình mới.

Đối với hoạt chất Methylisothiazolinone (MIT) được dùng với nồng độ tối đa 0,01% trong các sản phẩm mỹ phẩm (không thay đổi so với trước đây), không bị cấm (như thông tin một số báo đã đưa).

Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 được dùng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off product) với nồng độ tối đa 0,0015% (không được dùng trong sản phẩm lưu lại (leave-on product).

Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 không được phép dùng chung với (có thêm) Methylisothiazolinone (MIT) trong cùng một sản phẩm.

Trước đó, các báo đưa tin Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có văn bản khẩn gửi các Sở y tế thông báo về năm loại paraben (được sử dụng làm chất bảo quản, chất nhũ hóa...) trong mỹ phẩm bao gồm isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben chỉ được phép có mặt trong mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam trước ngày 30/7/2015.

Theo Cục Quản lý dược, tới đây, ngoài paraben, chất bảo quản rất phổ biến ở mỹ phẩm là methylisothiazolinone và hỗn hợp của chất này ở tỉ lệ 3/1 chỉ được sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa, không được sử dụng trong mỹ phẩm. Thời hạn áp dụng quy định này là từ ngày 1/7/2015.

Hóa chất parabens thường xuất hiện trong các loại lăn nách, kem triệt lông, kem dưỡng da, xịt khử mùi, kem dưỡng thể, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, gel cạo râu, khăn giấy cho trẻ em…

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh parabens là chất gây mất cân bằng nội tiết tố, về lâu dài có thể gây ung thư.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!