Những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp thấp (Phần 1)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/09/2024

Căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc và những mối quan hệ xã hội càng nhiều thì tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp thấp cũng ngày một gia tăng.

Căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc, gia đình và những mối quan hệ xã hội càng nhiều thì tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp thấp cũng ngày một gia tăng.

Bạn có biết bệnh huyết áp thấp có triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh như thế nào không? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu nhé!

Huyết áp thấp là bệnh gì?

Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường (khoảng 60/90).

Chỉ số huyết áp của cơ thể được chia làm hai chỉ số. Nếu chỉ số thứ nhất cao hơn chỉ số còn lại cho biết đó là số để đo lường áp suất tâm thu hoặc áp suất trong động mạch khi tim đập và bơm máu trong cơ thể. Chỉ số thứ hai dùng để đo lường áp suất tâm trương hoặc áp suất động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các lần đập. Huyết áp tối ưu ở người bình thường là dưới 120 đối với tâm thu và dưới 80 đối với tâm trương. Ở cơ thể người khỏe mạnh, nếu bị huyết áp thấp mà không xuất hiện triệu chứng nào thì không đáng lo ngại và không cần điều trị. Nhưng đối với người bình thường, đặc biệt là người cao tuổi, hiện tượng hạ huyết áp có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn – nó có thể khiến lưu lượng máu bơm đến tim, não bộ và các bộ phận quan trọng khác ít đi.

Bệnh huyết áp thấp mãn tính không đi kèm với triệu chứng thường không đáng lo ngại. Nhưng khi huyết áp cơ thể giảm đột ngột và não bộ thiếu hụt lượng máu thiết yếu để duy trì các chức năng thì các vấn đề về sức khỏe bắt đầu xuất hiện. Điều này sẽ khiến bạn bị choáng váng, hoa mắt, đầu óc quay cuồng. Hạ huyết áp đột ngột thường gặp ở những người đứng dậy đột ngột sau khi nằm hoặc ngồi. Dạng bệnh này được gọi là “hạ huyết áp tư thế đứng” (tên y học là postural hypotension hay orthostatic hypotension). Một dạng bệnh thường gặp khác là huyếp áp thấp qua trung gian thần kinh – bệnh xảy ra khi một người đứng một tư thế quá lâu. Nếu người bệnh bất tỉnh thì bệnh còn có tên là ngất xỉu phế vị – trạng thái mất ý thức tạm thời do nhịp tim và huyết áp giảm đột ngột làm giảm tuần hoàn máu đến não.

Huyết áp tư thế đứng

Hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra khi hệ tim mạch hoặc hệ thần kinh truyền đến não những phản ứng sai khi bạn thay đổi đột ngột. Bình thường khi bạn đứng lên, máu sẽ lưu thông đến phần cuối cơ thể là chân. Điều này có thể khiến huyết áp hạ xuống. Cơ thể thường sẽ hồi phục lại huyết áp nhờ não gửi tín hiệu đến tim thúc đẩy tim đập nhanh hơn và khiến mạch máu co bóp đẩy máu đến nơi cần truyền. Điều đó sẽ bù lại lượng huyết áp đã bị hạ. Nếu hoạt động này không diễn ra hoặc diễn ra quá chậm thì chứng hạ huyết áp tư thế đứng đột ngột có thể làm bạn ngất xỉu. Nguy cơ mắc cả hai loại bệnh hạ huyết áp và cao huyết áp đều tỷ lệ thuận với tuổi tác, bởi vì một số bộ phận trong cơ thể lão hóa theo thời gian. Hơn nữa, lưu lượng máu đến cơ tim và não bộ cũng giảm dần khi lão hóa, do đó nó thường xuyên gây ra cho cơ thể mảng bám tăng sinh trong mạch máu. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 10−20% người cao tuổi (trên 65 tuổi) gặp phải bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp thường không rõ ràng. Nó có thể xảy ra đối với:

  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người gặp phải các vấn đề về hormone như suy tuyến giáp trạng (hypothyroidism), đái tháo đường hoặc tụt đường huyết (hypoglycemia);
  • Những người thường uống các loại thuốc có bán sẵn ở các tiệm thuốc;
  • Những người uống các loại thuốc được kê đơn điều trị bệnh huyết áp cao, trầm cảm và bệnh Parkinson;
  • Bệnh nhân suy tim;
  • Những người rối loạn nhịp tim (tim đập bất thường), giãn mạch máu, kiệt sức do nhiệt hoặc đột quỵ do nhiệt;
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về gan.

Hy vọng Hello Bacsi đã giải đáp được những thắc mắc  của bạn về nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
  • 10 điều ai cũng thắc mắc về bệnh thận đái tháo đường
  • 10 mẹo đơn giản giúp bạn thoát khỏi bệnh trầm cảm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!