Những điều cần biết khi trẻ bị cước

Kiến Thức Y Học - 05/04/2024

Mùa đông đến, không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng có thể bị cước ngón tay, ngón chân và khiến ngón tay, ngón chân bị phù nề, đau nhức và khó chịu. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng sẽ khiến cơ thể bé bị đau đớn kéo dài và ảnh hưởng tâm lý bé. Vậy những điều cần biết khi trẻ bị cước là gì? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mùa đông đến, không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng có thể bị cước ngón tay, ngón chân và khiến ngón tay, ngón chân bị phù nề, đau nhức và khó chịu. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng sẽ khiến cơ thể bé bị đau đớn kéo dài và ảnh hưởng tâm lý bé. Vậy những điều cần biết khi trẻ bị cước là gì? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những điều cần biết khi trẻ bị cước

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh cước

Cước tay, cước chân có nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh, điều này khiến vùng da ở bên ngoài phải tiếp xúc với nhiệt độ thấp và luôn bị kích thích trong một thời gian dài. Lâu dần, các mạch máu bị co lại, sự tuần hoàn của máu kém đi, máu khó được cung cấp đầy đủ đến các bộ phận ở xa tim như chân, tay dẫn đến sự tê chứng, lạnh buốt.

Biểu hiện của cước rõ nhất là khi trời lạnh, lúc này các ngón chân, ngón tay thường bị đau nhức, sưng tấy lên và có cảm giác bị buốt và ngứa ngáy khi được ủ ấm. Cước có nhiều mức độ khác nhau nhưng đặc biệt ở trẻ nhỏ thì lại hay gặp phải mức độ cước cấp tính. Mức độ cước cấp tính ở trẻ có đặc điểm nhanh khỏi hơn người lớn và không bị tái phát, nhưng cũng cần phải có kiến thức để hiểu rõ về căn bệnh này thì mới có phương pháp phòng tránh kịp thời.

Những em bé dễ bị cước

- Bé có khả năng chịu lạnh kém.

- Bé có tuần hoàn máu kém, hay bị lạnh chân lạnh tay.

- Bé hay tiếp xúc với gió lạnh, đi tất ướt...

Những điều cần biết khi trẻ bị cước

Nên làm gì khi bé bị cước?

Những điều cần biết khi trẻ bị cước mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng nên chú ý để bệnh không phát triển nặng:

- Thoa phấn rôm vào vùng cước chân cho bé để giảm ngứa.

- Thoa kem có tác dụng giảm sưng, giảm ngứa phù hợp với làn do của bé.

- Mẹ nên chú ý để tránh trường hợp bé tự cào, gãi chỗ bị cước khiến nhiễm trùng da.

- Tránh để bé tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao như bếp lửa, bếp củi... để tránh bé bị ngứa hơn.

- Nếu tình trạng cước không có dấu hiệu suy giảm khi đã dùng các biện pháp chữa trị tại nhà, bố mẹ cần cho bé đi khám và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm cho bé.

(Theo Baithuochay)

Cách chữa cước tay chân cho bé

Điều quan trọng cần làm đầu tiên vào mùa đông để giúp bé không bị cước đó chính là luôn giữ ấm cho bé, không để bé mặc quần áo quá chật làm gây tổn thương cho da. Nếu bé bị cước, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian trị cước tay, cước chân cho bé an toàn như sau:

- Lá lốt đun sôi, để ấm và cho chút muối rồi cho bé ngâm chân, ngâm tay khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Bài thuốc này giúp làm giảm ngứa, sưng tấy do cước gây ra cho bé.

- Thoa một ít dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên nhưng chỗ bị cước để làm dịu đi cơn ngứa rát cho trẻ.

- Lấy gừng tươi thái lát mỏng rồi xát lên vùng da bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần, thực hiện liên tục trong vòng một tuần.

Những điều cần biết khi trẻ bị cước

Trẻ bị cước nặng thì phải làm sao?

Nếu nhưtrẻ bị cước có kèm theo các bọng nước xuất hiện thì ba mẹ hãy lấy cồn 75 độ sát trùng cục bộ. Sau đó, sử dụng kim đã được khử trùng để nhảy các bọng nước đó, rồi thoa kem chống cước và băng lại.

Nếu trẻ bị cước toàn thân thì hãy nhanh chóng đưa trẻ vào trong phòng ấm, mọi thao tác cần phải thật nhẹ nhàng, mềm mại để tránh gây ra thương tích thêm trên chân, tay của trẻ.

Có hai cách để làm ấm cơ thể cho trẻ

- Làm ấm nhanh bằng cách cho trẻ ngâm mình vào nước 40 – 42 độ C, nhẹ nhàng xoa bóp chân tay cho trẻ, đưa thân nhiệt bé trở lại dạng bình thường. Sau 10 phút thì ngừng lại rồi lấy chăn bông quấn quanh người, tiếp tục giữ nhiệt cho trẻ.

- Cách thứ hai là làm ấm từ từ bằng cách di chuyển trẻ vào trong phòng ấm, cởi quần áo cho bé rồi dùng chăn dày bọc người bé lại. Sau đó đặt vào bên trong chăn một vài túi nước ấm (nhiệt độ nước không quá nóng) và liên tục thay túi nước, khi trẻ đã tỉnh táo lại thì cho uống một ít nước đường nóng hoặc sữa nóng...

Hy vọng những điều cần biết khi trẻ bị cước trên sẽ giúp bạn và bé luôn khỏe mạnh trong mùa đông!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!