Dưới đây là những điều cần biết về căn bệnh này:
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc COPD
Yếu tố di truyền
Tình trạng di truyền được gọi là thiếu hụt alpha-1 antitrypsin khiến bạn có nguy cơ cao bị COPD. Đây là lý do tại sao bạn có thể vẫn bị tình trạng này ngay cả khi bạn không hút thuốc.
Hút thuốc
Những người có tiền sử hút thuốc sau nhiều năm có thể bị COPD. Không chỉ vậy, những người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể bị rối loạn này.
Nhiễm trùng ở trẻ
Tiếp xúc với các mềm bệnh truyền nhiễm khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ bị COPD trong giai đoạn sau của cuộc đời.
Không phải tất cả các loại nhiễm trùng nhưng những tình trạng như lao, viêm phế quản và nhiễm vi-rút của phổi có thể khiến người bệnh dễ bị COPD. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thậm chí viêm phổi lúc nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này trong tương lai.
Nhiên liệu sinh khối
Việc đun nấu bằng các nguồn nhiên liệu từ các nguồn sinh khối như gỗ, phân súc vật, bã cây trồng có thể làm tăng nguy cơ mắc COPD.
Chất ô nhiễm môi trường
Môi trường sống ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc COPD. Nếu bạn sống ở thành phố, các chất gây ô nhiễm như khói, khói hóa học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD của bạn.
2. Nên làm gì khi bị COPD?
Tránh các tác nhân kích thích
Những tác nhân kích thích phần lớn là bụi, chất gây dị ứng, khói. Hít phải những chất này có thể kích thích đường hô hấp và làm trầm trọng thêm tình trạng phổi. Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài. Bằng cách đó bạn có thể bảo vệ cơ thể phần nào.
Kiểm soát cân nặng
Bệnh nhân bị COPD nên kiểm soát trọng lượng cơ thể không nên để bị thừa cân hoặc thiếu cân. Tình trạng này có thể gây ra các rối loạn thở ở bệnh nhân. Nếu người bệnh bị thừa cân, phổi có thể phải hoạt động quá tải để cung cấp oxy cho máu. Chỉ số khối cơ thể thấp cũng không tốt cho người bệnh COPD. Vì vậy, bệnh nhân nên duy trì cân nặng lành mạnh.
Tập luyện thường xuyên
Tập luyện là việc làm cần thiết cho những người bị bệnh. Hãy tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không tập vào sáng sớm hoặc tối muộn vì hàm lượng bụi trong không khí thời điểm này nhiều hơn bình thường.
Mang theo thuốc hít
Những người bị COPD như hen luôn cần mang theo thuốc hít để sử dụng khi cần thiết.
Khôngngừng điều trị
Ngay cả khi đã cảm thấy tốt hơn, bạn cũng cần hoàn thành đợt điều trị. Chỉ ngừng điều trị nếu có chỉ định của bác sĩ.
Không nên dùng si-rô ho
Người bệnh nên thận trọng khi mua thuốc không kê đơn như si-rô ho. Nhiều loại si-rô ho chứa dextromethorphan, một chất ức chế ho. Trong bệnh COPD, bênh nhân cần loại bỏ tất cả các chất nhầy và đờm ra khỏi phổi và không được ức chế nó.
Sử dụng máy làm ẩm trong nhà
Môi trường không khí khô được cho là làm trầm trọng thêm tình trạng COPD vì nó làm khô các mô phổi. Máy làm ẩm sẽ giúp không khí trong nhà được làm ẩm. Điều này sẽ có lợi cho người bệnh.
Tập thở
Đối với bệnh COPD, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên sử dụng kỹ thuật thở bằng miệng để giảm các triệu chứng khó thở ở bệnh nhân. Để làm được điều này, người bệnh cần hít vào qua mũi và thở ra qua miệng. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COPD.
Không hoảng sợ
Nếu bạn thấy nhịp tim nhanh hơn bình thường, bạn đừng lo sợ. Khi đó hãy hít thở sâu và tập thở như trên.
BS Thu Vân
(Theo Univadis/ THS)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!