Những điều cần biết về bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Tan máu bẩm sinh ở trẻ em đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ. Khi mắc bệnh, trẻ thường có những thay đổi làm cho sắc tố giảm dần đi, gây rối loạn cơ thể, mà phần lớn là do di truyền từ chính bố mẹ sang con cái của mình.

Tan máu bẩm sinh ở trẻ em đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ. Khi mắc bệnh, trẻ thường có những thay đổi làm cho sắc tố giảm dần đi, gây rối loạn cơ thể, mà phần lớn là do di truyền từ chính bố mẹ sang con cái của mình.

Tan máu bẩm sinh ở trẻ em là gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bệnh viện Nhi Đồng 1, thì bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em hay còn gọi là Thalassemia. Đây là bệnh thiếu máu di truyền do hồng cầu được tạo ra từ tủy xương bị vỡ sớm hơn bình thường (tan máu), làm cho người bệnh bị thiếu máu. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến của các gen quy định tổng hợp các thành phần cấu tạo của hồng cầu. Có 2 thể bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em thường gặp nhất, đó là thể beta Thalassemia và alpha Thalassemia. Đây là thể bệnh do các gen nằm ở nhiễm sắc thể thường số 11 và số 16 quy định, khi 2 gen này bị đột biến sẽ gây ra bee65nh tan máu bẩm sinh và di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điều cần biết về bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em

Dấu hiệu tan máu bẩm sinh ở trẻ em

Thông thường, từ khi còn đang trong quá trình mang thai, khi thấy cơ thể của mình có những dấu hiệu lạ, xuất hiện nhiều lần mà trước đó chưa mắc phải như chóng mặt, buồn nôn thì mẹ nên đi khám để các bác sĩ có thể theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời. Khả năng mẹ bị thiếu hồng cầu sẽ làm cho thai nhi dễ mắc triệu chứng tan máu bẩm sinh nhất.

Ở trẻ nhỏ, ngay từ khi mới sinh ra, trông trẻ rất khỏe mạnh và hoàn toàn bình thường như mọi đứa trẻ khác. Tuy nhiên, ở những em bé bị tan máu bẩm sinh, thì trong vòng vài tháng đầu sau sinh hoặc lâu hơn là khoảng 2 năm. Tùy vào cơ địa của từng bé, mà trẻ sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài như thường hay mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu với mọi người xung quanh và đặc biệt là rất lười ăn.

Khi những triệu chứng này kéo dài, mà mẹ chưa tìm hiểu được nguyên nhân, nghi trẻ không thích thức ăn hằng ngày hay do thời tiết thay đổi... sẽ càng làm cho bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em nặng hơn, trẻ sẽ chậm phát triển và da chuyển đổi sang màu vàng nhạt.

Còn đối với trường hợp tan máu bẩm sinh ở trẻ em rơi vào mức độ nặng thì trán của bé sẽ bị nhô lên cao, mũi thấp, xương hàm nhô ra, bị biến dạng. Nếu không được điều trị kịp thời, lá lách, tim và gan của trẻ sẽ sưng to, xương dễ bị gãy hoặc bị biến dạng. Trường hợp xấu, khả năng trẻ tử vong là rất cao.

Những điều cần biết về bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em

Điều trị tan máu bẩm sinh

Bệnh tan máu bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm và gây tử vong rất cao ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì căn bệnh này vẫn có thể được điều trị, nhưng bệnh nhân phải tuân thủ chế độ điều trị thường xuyên và liên tục từ bác sĩ chuyên môn. Trong đó, phương pháp điều trị phổ biến là truyền máu kết hợp với thải sắt ứ đọng lại trong cơ thể và phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho người bệnh.

Đối với trường hợp bệnh khá nặng, thì trẻ nhỏ cần phải được các bác sĩ theo dõi về những dấu hiệu thiếu hồng cầu. Nếu phát hiện trẻ thiếu máu trầm trọng, thì sẽ được truyền máu ngay, tránh trường hợp làm cho huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng của một đứa trẻ bình thường.

Còn những trường hợp nghiêm trọng thì điều trị là điều bắt buộc, trẻ nhỏ phải được truyền máu liên tục và thường xuyên, ít nhất là 3 đến 4 lần trong một tuần. Phương pháp này giúp cho tủy và tim của trẻ không bị suy. Tuy nhiên, điều bất lợi của việc truyền máu quá nhiều là sẽ làm cho lượng sắt đọng lại trong cơ thể bé, ảnh hưởng đến gan và tim.

>>> Xem thêm: Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân

>>> Xem thêm:Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không?


Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!