Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến và thường gặp đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên các chị em đang mang thai cũng là một đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đây là vấn đề làm cho rất nhiều bà bầu lo lắng, thậm chí có mẹ không dám bước ra khỏi phạm vi mình sinh sống vì sợ lây nhiễm bệnh tay chân miệng. Chính vì thế bản thân các bà bầu nên có kiến thức về căn bệnh này, để chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là căn bệnh do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa và có khả năng gây thành dịch lớn. Phụ nữ mang thai, cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh.
Một số trường hợp sản phụ mắc tay chân miệng ở mức độ nặng, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn nó có thể gây sảy thai. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Dấu hiệu của bệnh đối với phụ nữ mang thai
Dấu hiệu dễ nhận biết của tay chân miệng là người nhiễm bệnh bị sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da. Chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông.
Tùy vào từng cấp độ của bệnh mà có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Khả năng phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh tay chân miệng có thể lây truyền sang em bé. Trường hợp này xảy ra nhiều nhất nếu họ bị nhiễm một thời gian ngắn trước khi sinh đẻ hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh.
Ngoài ra, bệnh còn dễ phát ban trên da, tạo những đốm nâu màu đỏ có thể nổi hoặc không nổi trên da, gây nên hiện tượng da bị rộp, bỏng. Trong một vài trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh chóng với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
Theo Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Về lý thuyết, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị bệnh tay chân miệng và đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây truyền. Tay chân miệng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, chúng có thể gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh ở phụ nữ mang thai.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?
Tắm cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho đúng?
Con đường lây truyền và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Trẻ bị tay chân miệng thì nên bôi thuốc gì?
Những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối
Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho phụ nữ mang thai
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc mẹ bầu bị tay chân miệng sẽ gây ra các hậu quả như sảy thải, thai chết lưu hay dị tật thai nhi... Tuy nhiên khả năng thai phụ khi bị nhiễm loại virus gây bệnh này một thời gian trước khi sinh, và được phát hiện lúc sinh đẻ thì rất có thể truyền bệnh cho em bé.
Theo Tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thì các mẹ bầu cần phải có các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng, để có thể hạn chế tối đa tình trạng nhiễm bệnh như:
- Phải vệ sinh tay sạch sẽ và thường xuyên với xà phòng trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Và đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bọng nước.
- Những vật liệu, dụng cụ thường sử dụng phải vệ sinh, ngâm sạch sẽ bằng nước muối, lau khô sau đó khử trùng để đảm bảo virus không lây lan.
- Khi mang thai, mẹ bầu không nên tiếp xúc gần với trẻ em bị bệnh tay chân miệng, tiếp xúc càng ít càng khó có khả năng xảy ra bệnh.
- Khi mẹ bầu có những biểu hiện như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo, gia đình cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa đến cơ sở Y tế để các bác sĩ có thể theo dõi và điều trị kịp thời.
- Khi kích ứng với môi trường bên ngoài, mẹ bầu thường ho và hắt hơi. Những trường hợp này, mẹ nên che miệng và mũi để tránh nhiễm virus bệnh.
- Đồng thời nhà cửa, nơi sinh sống phải luôn được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn và không cho mầm bệnh lây lan.
Bên trên là một số chia sẻ của Lily & WeCare về bệnh tay chân miệng đối với bà bầu mang thai, hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích để giúp các chị em có thể chủ động chăm sóc cũng như phòng ngừa. Từ đó bảo vệ sức khỏe cho mình một cách trọn vẹ, đảm bảo cho thai nhi ra đời mạnh khỏe và an toàn.
Xem thêm:
Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng
Nhận biết và điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!