Theo các nghiên cứu, khoảng 2-3% trẻ em bị dị ứng đạm trong sữa bò. (
Nhiều người sẽ thắc mắc, sữa bò là thức ăn phổ biến bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, lành vậy mà sao lại gây cho trẻ dị ứng?
Như chúng ta đã biết, thành phần đạm trong thực phẩm là thành phần chính gây ra các phản ứng dị ứng. Do vậy khi điều trị cho các bệnh nhân đang bị mề đay cấp, khò khè do dị ứng đường thở... bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trong những ngày đó nên tránh đồ ăn giàu đạm như: hải sản, thịt bò, trứng... Cần phân biệt dị ứng sữa bò với chứng không dung nạp đường lactose trong sữa. Biểu hiện của dị ứng đạm bò có 2 kiểu.
Kiểu phản ứng nhanh, thường xảy ra đột ngột ngay sau hoặc đang uống sữa. Lúc này sẽ xuất hiện: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, sưng phù mặt... Một số có phản ứng phản vệ cần đưa đi cấp cứu.
Kiểu phản ứng chậm, có thể gặp các biểu hiện sau: rối loạn tiêu hóa (trẻ đi cầu nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có thể thấy máu hoặc không, thường đi tiêu phân lỏng sau khi bú sữa bò). Phân biệt phản ứng này với chứng không dung nạp đường lactose là trẻ không có men tiêu hóa đường lactose sẽ tiêu chảy ngay sau khi bú sữa. Phản ứng này cũng cần phân biệt với trẻ bị hội chứng lỵ.
Nếu trẻ nổi ban đỏ ở dạng chàm da hay các hình thức ban đỏ khác kèm theo các dấu hiệu khác của dị ứng đạm bò (có trẻ chỉ cần sữa rớt ra má là xuất hiện nốt mẩn). Trẻ quấy khóc, chậm hoặc không tăng cân kèm theo đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu... Các biểu hiện hô hấp như: thở khò khè, co lõm ngực... cần nghĩ tới dị ứng sữa bò.
Còn nếu trẻ bị nôn trớ hoặc ói trong hoặc sau khi bú sữa có thể là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, không nhất thiết phải là biểu hiện của dị ứng sữa.
Để chắc chắn bé có bị dị ứng sữa bò hay không, có thể cho bé làm một số xét nghiệm: xét nghiệm phân tìm máu trong phân; xét nghiệm máu; test dị ứng da với dị nguyên sữa bò; test dung nạp sữa bò (ngưng cho trẻ bú sữa một tuần, sau đó cho trẻ bú lại, theo dõi các triệu chứng bất thường có trở lại hay không).
Cần làm gì khi trẻ dị ứng sữa bò?
Theo các nghiên cứu, khoảng 2-3% trẻ em bị dị ứng đạm bò. Nguyên nhân cũng giống như các trường hợp dị ứng khác, dị ứng đạm bò thường liên quan tới yếu tố di truyền và do cho bú sữa bò quá sớm. Nhưng có 50% trẻ sẽ hết dị ứng sữa khi trong 1 tuổi, 70% khi tròn 2 tuổi, và 85% khi tròn 3 tuổi. Trong thời gian chờ bé hết dị ứng sữa, có thể cho trẻ uống sữa thủy phân đạm toàn phần hay một phần thì trẻ sẽ không bị dị ứng.Trên thị trường hiện có rất nhiều loại sữa của các hãng khác nhau. Nhược điểm của sữa thủy phân tích cực là có mùi hôi; nhược điểm của sữa acid amin là có vị chua, vì thế nhiều trẻ không chấp nhận 2 sữa này.
Với người mẹ cho trẻ bú mẹ đơn thuần trong 6 tháng đầu, cần tránh uống sữa bò, ăn các sản phẩm từ bò (vì protein bò có thể theo qua sữa mẹ). Khi cho trẻ ăn dặm cũng nên lưu ý tránh ăn thịt bò và có thể thử lại khi trẻ được 1 tuổi.
Đạm trong sữa bò có thể gây dị ứng.
Lưu ý của chuyên gia
Khi trẻ dị ứng sữa bò, không dùng các sữa khác để thay thế: sữa dê, sữa trâu, không dùng sữa đậu nành cho trẻ dưới 6 tháng, không dùng sữa thủy phân bán phần, sữa gạo cũng không được khuyến cáo.
Dừng sữa thường và uống sữa dị ứng trong 2 tuần lễ và quan sát các dấu hiệu của dị ứng có biến mất hay không. Nếu triệu chứng dị ứng vẫn còn thì nên tìm nguyên nhân dị ứng khác. Nếu các dấu hiệu dị ứng biến mất chúng ta chuyển sang bước 2 test thử thách. Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng lại sữa thường với một lượng rất nhỏ, từ từ tăng dần trong một buổi sáng và theo dõi để phát hiện dấu hiệu dị ứng xuất hiện trở lại. Test thử thách này sẽ được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện, vì có một số bé có thể phản ứng mạnh với sữa, thậm chí sốc phản vệ.
Nếu trẻ không bị dị ứng lại thì trẻ sẽ tiếp tục được uống sữa thường tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các triệu chứng dị ứng xuất hiện trở lại, trẻ sẽ được ngưng ngay sữa thường và quay lại uống sữa dị ứng cho đến khi được 1 tuổi. Khi trẻ quay lại uống sữa dị ứng và các triệu chứng dị ứng biến mất khi đó mới chẩn đoán chính xác trẻ bị dị ứng đạm bò. Bước này khá mất thời gian nên cần sự kiên trì của phụ huynh và bác sĩ, không nên làm biếng bỏ qua bước 2 mà cho trẻ uống sữa dị ứng đến 1 tuổi sau đó mới thử lại.
Bước 3 test dung nạp, tương tự như test thử thách, khi trẻ được 1 tuổi trẻ sẽ được uống lại sữa thường với lượng ít một tăng dần để đánh giá xem trẻ đã dung nạp lại được đạm bò hay chưa. Test này cũng nên thực hiện khi có mặt bác sĩ. Đa số sau 1 tuổi trẻ có thể dung nạp lại đạm bò và uống được sữa thường, một số trẻ dị ứng lâu hơn có thể phải dùng các chế phẩm không có đạm bò trong thời gian lâu hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!