Những điều cần biết về dị ứng thai kỳ

Cần biết - 05/17/2024

Dị ứng xuất hiện trong thai kỳ liệu có gây nguy hiểm cho em bé hay không?

Dị ứng trong thai kỳ hoàn toàn bình thường, thậm chí hữu ích vì nó báo hiệu khi cơ thể bạn không ổn. Nhưng khi đó là phản ứng mạnh mẽ với một tác nhân cụ thể như phấn hoa hay lông vật nuôi thì được xem là một dạng dị ứng.

Dấu hiệu của dị ứng khi mang thai 

Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và ngứa là những dấu hiệu của dị ứng. Các dạng dị ứng khác có thể gây phát ban, nổi mề đay, sưng mặt hoặc da bị ngứa, đỏ.

Các xét nghiệm dị ứng khi mang thai 

Đôi khi, dị ứng được chẩn đoán chính xác chỉ cần dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh. Ví dụ, nếu bị phát ban sau khi sử dụng một liều kháng sinh đặc biệt, có lẽ bạn đang dị ứng với thuốc kháng sinh đó.

Tuy nhiên, khi không có biểu hiện rõ ràng, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm. Kiểm tra da là dạng phổ biến nhất của thử nghiệm dị ứng.

Về cơ bản, bác sĩ sẽ tiêm hoặc bôi một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng tiềm năng lên da bạn. Nếu da ửng đỏ hoặc ngứa trong phạm vi thử nghiệm nghĩa là bạn dị ứng với chất đó.

Những điều cần biết về dị ứng thai kỳ

Bà bầu cần thận trọng để tránh mắc các bệnh dị ứng trong thai kỳ (Ảnh: Internet)

Dị ứng khi mang thai có phổ biến không?

Khá phổ biến. Khoảng 20% người Mỹ hoặc cứ 5 thai phụ thì 1 người phải chịu đựng bệnh dị ứng.

Nguyên nhân dị ứng 

Một số người dường như bị dị ứng do yếu tố di truyền. Những người khác có thể do tiếp xúc lần đầu hoặc lặp đi lặp lại với chất gây dị ứng tiềm năng.

Sự ảnh hưởng đến thai nhi

Trừ khi mẹ bầu có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm gián đoạn thai kỳ, còn nếu không, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Điều trị dị ứng trong thai kỳ

Phòng bệnh luôn là giải pháp tốt nhất. Thuốc dị ứng có thể được sử dụng trong khi mang thai, nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai để được tư vấn cách kiểm soát hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen súc miệng, xông mũi bằng nước muối sinh lý, xịt mũi và mặc quần áo thoáng mát vào ban đêm.

Phòng ngừa dị ứng thai kỳ

Bạn có thể tránh phản ứng dị ứng bằng cách hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng bất cứ khi nào có thể.

Ngoài ra, nên tránh xa vật nuôi, hút bụi đệm ghế và giường hàng tuần, giặt ga gối thường xuyên và sử dụng máy lọc không khí.

Nếu bị dị ứng các tác nhân từ bên ngoài môi trường, bạn nên đóng cửa sổ và hạn chế ra ngoài trong thời gian phấn hoa bay nhiều và những ngày ô nhiễm cao.

>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!