Sản dịch sau sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng có thể gây ra những triệu chứng bất thường và không tốt đối với sự phục hồi sức khỏe của thai phụ. Trong đó, bế sản dịch sau sinh là một trong những biểu hiện khá nguy hiểm thường gặp ở bà mẹ sau sinh. Dưới đây, Lily & WeCare sẽ giúp cho các mẹ có những hiểu biết rõ hơn về hiện tượng bế sản dịch sau sinh và cách phòng tránh cũng như khắc phục hiện tượng này.
1. Bế sản dịch sau sinh là gì?
Sản dịch là màng rau, dịch và niêm mạc ở cổ tử cung và âm đạo bị bong ra, dễ phân huỷ và là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bên trong đường sinh dục. Thông thường, sau khi sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy hết những sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung không co bóp, do đó sản dịch cũng không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung. Trường hợp này gọi là bế sản dịch sau sinh.
Sản phụ bị bế sản dịch sau sinh, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới các chứng rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được dẫn đến mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.
2. Những dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh.
Ra sản dịch là một biểu hiện rất bình thường ở phụ nữ sau sinh, được gọi là quá trình hậu sản. Quá trình này ở mỗi người biểu hiện khác nhau. Có người sản dịch ra nhiều, có người lại ra ít, tùy thuộc vào cơ địa bẩm sinh của mỗi người.
Tuy nhiên, thông thường sản dịch chảy ra sẽ là máu loãng, ít dần, nâu sẫm và không có màu đỏ tươi. Quá trình này thường cho phép kéo dài đến 45 ngày. Có nghĩa là từ sau khi sinh, sản dịch kéo dài tối đa đến 45 rồi hết là thì là dấu hiệu bình thường. Còn sau thời gian này, sản dịch vẫn tiếp tục chảy và kéo dài, kèm những dấu hiệu bất thường thì nhiều khả năng mẹ bầu đã bị bế sản dịch sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh:
Mẹ bầu bị sốt nhẹ
Căng tức, đau trằn vùng hạ vị.
Khi đi khám âm đạo thấy có rất ít sản dịch, kèm theo mùi hôi do nhiễm trùng.
Sờ bụng thấy cứng, có cục ở trong.
Cổ tử cung đóng kín, dùng tay nong cổ tử cung thì thấy xuất hiện sản dịch màu đen sậm kèm theo mùi hôi, đau nhiều khi ấn vào đáy tử cung.
Những điều gây hại lớn đến tử cung của mẹ trong quá trình sinh nở
Băng huyết sau sinh mổ và những điều chị em cần biết
Tiết lộ 4 thói quen tai hại khiến bạn khó có con
Giải đáp những thắc mắc thường gặp của chị em về gỡ vòng tránh thai
Những trường hợp mẹ dễ bị băng huyết sau sinh
3. Cách điều trị và phòng tránh bế sản dịch sau sinh
Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch sau sinh ở lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không.
Khi nằm ngủ không nên nằm vắt chéo hai chân lên nhau vì điều này có thể khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.
Thường trong vòng 10 ngày đầu sau khi sinh, tử cung co hồi rất tốt, mỗi ngày sẽ co hồi khoảng 1cm để tống dần sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên nếu sau sinh, sản phụ lười vận động hoặc nằm nhiều thì tử cung sẽ không thể co lại được, khiến cho sản dịch bị nằm ứ đọng lại trong tử cung gây nhiễm trùng tử cung. Vì thế, sau khi sinh, tốt nhất sản phụ chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 tiếng đồng hồ, sau đó phải đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng để giúp cho dạ con co lại nhanh chóng đồng thời giúp cho sản dịch bị đẩy nhanh ra ngoài, hoàn thành xong quá trình hậu sản.
Ngoài ra, sản phụ cũng có thể nằm sấp trong thời gian từ 20 - 30 phút mỗi ngày, đặc biệt đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước. Điều này cũng giúp cho sản dịch ra dễ dàng.
Sau khi sinh, việc kiểm tra cổ tử cung để xem những dấu hiệu bất thường là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải phải đi khám phụ khoa và siêu âm để cho bác sỹ chẩn đoán và điều trị. Nếu thấy người mẹ bị bế sản dịch kèm theo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bác sỹ sẽ kê thuốc để kích thích co bóp tử cung, giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị dứt các bệnh phụ khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!