Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh rubella (sởi Đức)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Vắc xin ngừa rubella có tác dụng tạo sự miễn dịch chủ động để phòng bệnh sởi và rubella ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

Vắc xin phòng bệnh rubella có tác dụng tạo sự miễn dịch chủ động để phòng bệnh sởi và rubella ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

Rubella (còn gọi là sởi Đức) là một trong những căn bệnh đáng sợ ở trẻ em. Vậy, làm sao để con bạn có thể tránh khỏi căn bệnh này? Câu trả lời là tiêm vắc xin rubella.

Vắc xin phòng bệnh rubella có tác dụng gì?

Đúng theo tên gọi, vắc xin rubella có tác dụng phòng ngừa bệnh rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức). Loại chủng ngừa này hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tạo ra kháng thể với bệnh sởi.

KHÔNG dùng vắc xin phòng virus rubella nếu

  • Bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vắc xin phòng bệnh sởi Đức;
  • Bạn có hệ miễn dịch suy yếu (ví dụ như bị nhiễm HIV, giảm mức gammaglobulin), các vấn đề về máu hoặc lao (TB);
  • Bạn đang mang thai.

Những điều lưu ý trước khi sử dụng vắc xin phòng bệnh rubella

Một số bệnh trạng có thể tương tác với vắc xin ngừa bệnh rubella. Do đó, bạn nên cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu:

  • Bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa, thuốc không theo toa, chế phẩm thảo dược hoặc chế độ ăn kiêng bổ sung;
  • Bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Bạn bị dị ứng với neomycin;
  • Bạn bị sốt, khối u, HIV hoặc tiền sử gia đình có hệ miễn dịch yếu;
  • Bạn đã được truyền máu hoặc huyết tương gần đây, đã nhận được globulin miễn nhiễm hoặc thử nghiệm tuberculin.

Một số loại thuốc có thể tương tác với vắc xin phòng bệnh rubella, do đó tốt nhất là bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, đặc biệt là bất kỳ loại nào sau đây:

  • Corticosteroid (ví dụ như prednisone): vì hiệu quả của vắc xin phòng sởi rubella có thể giảm xuống hoặc nguy cơ nhiễm bệnh có thể tăng lên;
  • Thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ như cyclosporine) vì hiệu quả của vắc xin rubella có thể bị giảm.

Cách sử dụng vắc xin phòng bệnh rubella

Bạn nên sử dụng vắc xin phòng bệnh rubella theo chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra nhãn thuốc trên để biết chính xác hướng dẫn sử dụng.

  • Thuốc chủng ngừa bệnh rubella thường được sử dụng dưới dạng tiêm tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng vắc xin ngừa bệnh sởi Đức ở nhà, hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu vắc xin phòng rubella có chứa các hạt hoặc bị đổi màu, lọ bị nứt hoặc hư hỏng dưới bất kỳ hình thức nào, bạn nên bỏ đi và tìm mua lọ vắc xin khác.
  • Giữ sản phẩm này, cũng như kim tiêm và ống tiêm, ngoài tầm với của trẻ em và tránh xa thú cưng. Không sử dụng lại kim tiêm, ống tiêm hoặc các vật liệu khác. Vứt bỏ đúng cách sau khi sử dụng.
  • Nếu bạn bỏ lỡ một liều vắc xin ngừa bệnh sởi Đức, hãy liên hệ với bác sĩ.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh rubella

Vắc xin ngừa bệnh rubella có thể gây chóng mặt, do đó bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể nguy hiểm cho bạn. Phụ nữ trưởng thành có thể bị đau khớp từ 2 đến 4 tuần sau khi tiêm và điều này thường kéo dài trong một thời gian ngắn.

Vắc xin rubella có thể làm giảm hiệu quả của các thử nghiệm tuberculin. Nếu bạn có kế hoạch xét nghiệm lao trong vòng 6 tuần sau khi chủng ngừa, hãy liên hệ với bác sĩ. Giữ kỹ giấy tờ về tất cả các đợt tiêm vắc xin để tránh phải tiêm thêm liều không cần thiết. Bạn cũng không nên dùng vắc xin ngừa bệnh rubella cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Không sử dụng vắc xin ngừa bệnh sởi Đức nếu bạn mang thai. Nếu bạn nghi ngờ mình đang mang thai, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên tránh mang thai ít nhất 3 tháng sau khi chủng ngừa bệnh sởi.

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi tiêm vắc xin ngừa bệnh rubella?

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ, nhưng đa số mọi người đều không gặp phải hoặc không nghiêm trọng. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ bao gồm: cảm giác bị đau ở nơi tiêm, bị tiêu chảy, chóng mặt, sốt, cảm giác chung là không khỏe, đau đầu, cáu gắt, đau cơ hoặc khớp, buồn nôn, mệt mỏi hay nôn mửa.

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các phản ứ ng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, khó thở, đau thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi; ngất xỉu; chỗ tiêm đỏ, sưng lên, phồng rộp; bầm hoặc chảy máu bất thường; thị giác hoặc thính giác thay đổi.

Hiểu rõ về vắc- xin phòng bệnh rubella cũng là một cách bảo vệ sức khỏe của mình. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về việc chủng ngừa rubella cho bạn và cho trẻ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Rubella (bệnh sởi Đức)
  • Nhầm lẫn bệnh Rubella với phát ban
  • Tiêm vắc xin khi mang thai: những điều cần biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!