Những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo (Phần 1)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Chạy thận nhân tạo có an toàn hay không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo bạn nhé.

Mới đây, 7 bệnh nhân chạy thận tử vong khiến dư luận xôn xao. Vụ án đang bị khởi tố. Điều này cókhiến bạn hoang mang nếu bạn hay người thân đang có dự định chạy thận nhân tạo? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo để đưa ra quyết định sáng suốt bạn nhé.

Thận đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi bị tổn thương, thận sẽ mất chức năng và “khả năng làm việc”, gây nên không ít phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo có an toàn không? Nó có để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe hay tính mạng con người không luôn là câu hỏi đầu tiên xuất hiện nếu bạn hay người thân có ý định áp dụng phương pháp này.

Để tránh giảm bớt những lo lắng cho bệnh nhân, mời bạn tìm hiểu những cách điều trị bệnh cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với bệnh nhân nhé.

Tổng quan về điều trị bệnh

Bệnh thận mãn tính và tổn thương thận cấp tính (còn gọi là suy thận cấp) làm cho thận mất khả năng thanh lọc, loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Thẩm tách máu là một cách điều trị suy thận tiên tiến và giúp bạn có cuộc sống tích cực hơn bất kể thận có được điều trị thành công hay không. Thẩm tách máu là một quá trình sử dụng một màng nhân tạo (dialyzer) để:

  • Loại bỏ các chất thải, như urê ra khỏi máu;
  • Phục hồi sự cân bằng của chất điện giải trong máu;
  • Đào thải chất lỏng trong cơ thể.

Trong phương pháp thẩm tách máu, bạn được kết nối với một màng nhân tạo (dialyzer) bằng các ống gắn vào mạch máu. Máu sẽ được bơm từ cơ thể xuống máy xét nghiệm máu, nơi các chất thải và chất lỏng thừa được lấy đi. Sau khi lọc máu, máu sẽ được bơm lại vào cơ thể.

Có nhiều loại thẩm tách máu khác nhau. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để quyết định loại nào phù hợp nhất với bạn.

  • Bạn có thể thực hiện thẩm tách máu ngay tại trung tâm. Thẩm tách máu thường được thực hiện 3 ngày một tuần và mất từ ​​3−5 giờ mỗi ngày tại các bệnh viện hoặc trung tâm thẩm tách;
  • Bạn có thể thẩm tách máu tại nhà 3 ngày một tuần. Sau khi đã nhận được chỉ dẫn từ bác sĩ, bạn có thể thực hiện các biện pháp lọc máu tại nhà. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau một lần lọc máu kéo dài 6 giờ;
  • Bạn có thể thẩm tách máu tại nhà hàng ngày. Sau khi được chỉ dẫn, bạn có thể thực hiện các biện pháp lọc máu hàng ngày tại nhà. Thẩm tách máu loại này được thực hiện từ 5−7 ngày một tuần, mỗi lần mất khoảng 3 giờ;
  • Thẩm tách máu tại nhà vào ban đêm. Sau khi được chỉ dẫn, bạn có thể thực hiện các biện pháp lọc máu tại nhà. Thẩm tách máu được thực hiện từ 3−7 đêm một tuần. Mỗi lần được thực hiện qua đêm (khoảng 6−8 giờ).

Trước khi bạn bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ nơi máu có thể chảy vào và ra khỏi cơ thể trong các phiên chạy thận.

Những cách điều trị khác

  • Một số bệnh nhân suy thận nặng kéo dài (mãn tính) có thể chọn một con đường khác như chọn cách trị liệu tối đa (còn được gọi là quản lý bảo tồn tối đa), thay vì chạy thận. Liệu pháp này liên quan đến việc quản lý tích cực sự tiến triển các biến chứng của bệnh thận mãn tính, ví dụ như tình trạng quá tải chất lỏng, huyết áp cao, thiếu máu và tập trung vào việc quản lý các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Một số bệnh nhân có thể ưu tiên ghép thận trước, thay vì bắt đầu chạy thận.

Lưu ý: Bạn nên hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về các lựa chọn nhé.

Bạn nên làm gì để tăng hiệu quả điều trị?

Bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất khi điều trị thẩm tách máu bằng cách kết hợp những cách sau:

Ăn các thực phẩm phù hợp

Ăn đúng cách để có thể cải thiện kết quả thẩm tách máu và sức khỏe tổng thể của bạn. Trong quá trình thẩm tách máu, bạn cần theo dõi cẩn thận lượng chất lỏng, protein, natri, kali và phốt pho. Bạn nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để giúp mình lập một bữa ăn phù hợp dựa trên trọng lượng, sở thích cá nhân, chức năng thận và các bệnh trạng khác như tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Dùng thuốc theo toa

Trong quá trình, bạn nên cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc phải được kê đơn và uống thuốc theo liều lượng thích hợp.

Hello Bacsi hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về phương pháp chạy thận nhân tạo. Vẫn còn phần 2 ngay sau đây, đừng quên tìm hiểu tiếp bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 7 bí quyết giữ cho thận khỏe mạnh
  • 5 bước của quá trình ghép thận
  • Những điều bạn cần biết về bệnh thận mạn tính

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!