Tuổi thọ trung bình của một người sẽ phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt hàng ngày. Với những người duy trì được lối sống sinh hoạt lành mạnh thì tuổi thọ của họ cũng sẽ được củng cố nhiều hơn.
Để nhận biết xem mình có phải là người sống thọ hay không, bạn chỉ cần nhìn vào 4 đặc điểm dưới đây. Nếu không có 4 dấu hiệu này ở 'phần trên' cơ thể thì xin chúc mừng là sức khỏe của bạn rất tốt, khả năng sống thọ là rất cao.
1. Bụng bự
Có 2 vấn đề chính sẽ dẫn đến tình trạng bụng to, thứ nhất là người có bụng béo đơn thuần, còn thứ hai là người bị tràn dịch vùng bụng. Béo bụng là tình trạng tích tụ lượng mỡ thừa nhiều ở vùng bụng. Tuy nhiên, nó cũng là loại bệnh nguy hiểm nhất trong các loại béo phì.
Béo bụng không chỉ gây thừa cân mà còn làm nội tạng tích tụ nhiều mỡ, dẫn đến nguy cơ gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa và một vài vấn đề khác. Hậu quả là làm tăng mỡ máu và mắc bệnh tiểu đường cao, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ về sau.
2. Hay bị chóng mặt, choáng váng đầu óc
Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tình trạng thiếu máu, tụt huyết áp sau khi gặp phải hiện tượng chóng mặt. Tuy nhiên, đối với những người từng gặp phải các vấn đề như huyết áp cao, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch thì họ cũng dễ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu.
Khi các động mạch não dần co cứng và bị thu hẹp lại, việc cung cấp máu lên não cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lâu dần mà để tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn tuổi thọ của bạn.
3. Đau vai và lưng
Tình trạng đau vai gáy có liên quan đến bệnh lý ở vùng cổ vai gáy, thường gặp là hiện tượng căng cơ vai, thoái hóa đốt sống cổ... Người bệnh không chỉ có cảm giác đau nhức khớp mà còn làm ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ thể.
Nếu các hoạt động xương khớp vẫn diễn ra bình thường nhưng gần đây có biểu hiện đau mỏi vai gáy lâu ngày không thuyên giảm thì có thể là do bệnh liên quan đến ung thư ở các cơ quan nội tạng. Sau khi tế bào ung thư di căn vào xương, cơn đau sẽ tăng lên nhanh chóng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu.
4. Ho lâu ngày không khỏi
Ho là một chức năng tự bảo vệ của đường hô hấp, thông qua ho, các dị vật trong đường hô hấp sẽ được loại bỏ kịp thời để giúp đường hô hấp được thông thoáng. Sau khi khởi phát các bệnh đường hô hấp, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng ho như viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm họng, viêm amidan... gây khó chịu về đường hô hấp.
Sau khi uống thuốc hay điều trị một thời gian mà bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở thì nên cẩn thận vì có thể đã biến chuyển sang bệnh phổi, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ nếu không được chữa trị sớm.
Nguồn và ảnh: Sohu, Twgreatdaily, Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!