Những điều mẹ cần biết về tình trạng rau bám mặt trước tử cung

Sức Khỏe Thai Kỳ - 11/24/2024

Khi mang thai có rất nhiều vấn đề làm cho mẹ bầu thắc mắc. Trong đó, hiện tượng rau bám mặt trước tử cung được không ít các bà mẹ quan tâm vì không biết nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của con mình hay không. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì hiện tượng rau bám ở mặt trước tử cung là một hiện tượng bình thường khi mang thai và nó hoàn toàn không nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.

Khi mang thai có rất nhiều vấn đề làm cho mẹ bầu thắc mắc. Trong đó, hiện tượng rau bám mặt trước tử cung được không ít các bà mẹ quan tâm vì không biết nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của con mình hay không. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì hiện tượng rau bám ở mặt trước tử cung là một hiện tượng bình thường khi mang thai và nó hoàn toàn không nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.

Rau bám mặt trước tử cung là gì?

Rau bám mặt trước tử cung hay nhau bám mặt trước tử cung khi mang thai tức là rau bám ngay trước thành tử cung của người mẹ. Tùy vào vị trí của rau bám trên người mẹ mà mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, thai chuyển động sớm hay muộn khi các bác sĩ siêu âm.

Thông thường, nếu mẹ có rau bám mặt trước tử cung thì sẽ cảm nhận bé máy muộn hơn rau bám tử cung mặt sau. Tuy nhiên, cả hai trường hợp rau bám tử cung này đều không nguy hại đến sự phát triển của bé.

Những điều mẹ cần biết về tình trạng rau bám mặt trước tử cung

Rau bám mặt trước tử cung có nguy hiểm?

Thông thường, rau bám mặt trước tử cung khi mang thai không nguy hại đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Chính vì lượng rau bám này có vị trí ngay trước tử cung cho nên mẹ bầu thường không nghe được sự chuyển động của bé ở những tháng đầu của thai kỳ. Phải sang tuần thứ 20 thì mẹ mới bắt đầu cảm nhận được bé đạp, bé máy trong bụng. Hoặc trước đó bé có máy, tuy nhiên vì là chuyển động nhẹ cho nên mẹ bầu không thể phát hiện ra được.

Tùy vào sức khỏe của mẹ khi mang thai, mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ là mẹ có thể sinh thường hoặc bắt buộc phải sinh mổ để lấy bé ra. Hiện tượng rau bám mặt trước tử cung là một hiện tượng phổ biến mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải khi mang thai và trẻ vẫn phát triển bình thường nếu như mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không ảnh hưởng hay có nguy hiểm gì cả. Khi mang thai bé ở giai đoạn 20 đến 22 tuần, mẹ đi siêu âm là có thể nhìn rõ mặt bé và bé sẽ được một lợi thế là đón nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi rau bám mặt sau tử cung.

Những điều mẹ cần biết về tình trạng rau bám mặt trước tử cung

Rau bám ở mặt trước tử cung, hiện tượng bình thường

Khi mang thai, nếu không có đủ những kiến thức và thông tin cần thiết thì mẹ bầu luôn dễ rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng không biết những vấn đề mình đang mắc phải có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không. Những câu hỏi xung quanh vị trí bám của rau thai (nhau thai) luôn được các mẹ quan tâm. Các mẹ có thể tham khảo thêm một số vị trí bám bình thường của rau thai khi mang bầu như sau:

+ Rau bám mặt trước của tử cung (ở phía trước thành tử cung).

+ Rau bám mặt sau tử cung (ở phía sau thành tử cung).

+ Rau bám ở phía trên thành tử cung.

+ Rau bám ở bên phải hoặc bên trái thành tử cung.

Bên cạnh đó những trường hợp rau bám được xem là bất thường, và cần được theo dõi thường xuyên là các vị trí rau bám:

+ Rau thai bám quá chắc: Mẹ bầu dễ có nguy cơ chảy máu khi chuyển dạ và dễ sinh non.

+ Rau thai đứt rời: Trường hợp này thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ và mẹ bầu phải nhập viện để theo dõi. Khi rau thai đứt rời trẻ sẽ bị gian đoạn chất dinh dưỡng từ người mẹ, thiếu oxy dẫn đến chảy máu âm đạo và dễ sinh non.

+ Rau thai bám thấp: Những trường hợp này, mẹ bầu buộc phải sinh mổ thì mới có thể đảm bảo an toàn cho trẻ khi được sinh ra.

>>> Xem thêm: Mẹo dân gian: Vệ sinh vùng kín bằng phèn chua

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!