Vợ chồng mắc bệnh tình dục
Từ góc độ y học, nếu vợ chồng đều bị mắc các chứng bệnh tình dục sẽ rất dễ di truyền sang con. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn không thể sinh một em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Kết hôn với họ hàng gần
Khoa học đã chứng minh kết hôn với họ hàng gần hoặc kết hôn cận huyết sẽ dẫn tới việc bào thai bị dị tật, khi sinh ra rất dễ bị thiểu năng trí tuệ và mắc các bệnh bẩm sinh.
Trước khi kết hôn không kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe gần như là điều bắt buộc đối với cả hai trước khi quyết định kết hôn. Việc này không mất nhiều thời gian mà đem lại sự yên tâm cho cuộc sống gia đình, phòng trừ được trường hợp ngoài ý muốn. Vợ chồng cũng chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe để sinh con.
Vợ chồng khỏe mạnh sẽ sinh ra những em bé bụ bẫm, đáng yêu (ảnh: Internet)
Mang thai trong thời kỳ trăng mật
Sức khỏe của bố mẹ trong thời điểm thụ thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đứa con sau này. Trong kỳ trăng mật, cả hai đều mệt mỏi sau thời gian chuẩn bị cho lễ cưới và sinh hoạt vợ chồng cũng chưa hòa hợp và ổn định. Vì vậy đây không phải là thời điểm phù hợp để thụ thai.
Mang thai khi đã lớn tuổi
Đối với phụ nữ, từ 25 – 35 là độ tuổi thích hợp nhất để mang thai và sinh con. Phụ nữ sinh con từ 35 tuổi trở đi, sức khỏe và trí tuệ của em bé sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Độ tuổi sinh con của nam giới cao hơn phụ nữ một chút nhưng cũng không nên quá cao.
Một số điều cấm kỵ trong thời gian mang thai
- Lạm dụng thuốc: Bà bầu lạm dụng thuốc trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn đến sinh non hoặc thai lưu. Nếu bắt buộc phải dùng đến thuốc, bà bầu nên tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sỹ.
- Bị cảm cúm: Vi-rút cảm cúm không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
- Sinh hoạt tình dục vô độ: Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ, vợ chồng nên kiêng 'chuyện ấy' hoặc có chế độ sinh hoạt thích hợp để đề phòng động thai, sẩy thai hoặc sinh non.
- Làm việc quá sức: Làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cộng thêm với chế độ dinh dưỡng không tốt khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ tới em bé trong bụng.
- Không kiểm tra sức khỏe: Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai có thể kịp thời phát hiện và tiêu diệt các chứng bệnh phát sinh, khiến thai nhi có một môi trường hoàn hảo để phát triển.
- Hút thuốc lá: Bà bầu hút thuốc sẽ khiến thai nhi phát triển chậm, cân nặng không đủ và rất dễ bị sinh non, đồng thời năng lực trí tuệ của em bé bị ảnh hưởng xấu.
- Uống nhiều rượu: Phụ nữ uống nhiều rượu trong thời gian mang bầu sẽ khiến chất độc trong rượu ngấm dần vào thai nhi, dễ gây ra biến dạng .
- Tiếp xúc với các vật chất độc hại: Trong thời gian mang thai, bà bầu không nên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, chì, các chất phóng xạ… vì có thể rất dễ gây biến dạng thai nhi hoặc dẫn đến bệnh máu trắng, u ác tính cho em bé sau khi sinh ra.
>>Xem thêm: Hỏi - đáp về mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!