Không ai từng 'sẵn sàng' để có con, nhưng khi việc đó xảy ra, điều vô cùng quan trọng là bạn phải hiểu những sắc thái tâm lý trong việc nuôi dạy con như thế nào. Cần rất nhiều quan tâm và suy nghĩ thấu đáo dành cho quá trình thiêng liêng này bởi hành vi trong phần đời còn lại của con phụ thuộc rất nhiều vào những phát triển từ thời thơ ấu.
1. Khen ngợi nỗ lực thay vì thành tích
Phần lớn phụ huynh châu Á đều đề cao thành tích của trẻ (thành tích học tập, nghệ thuật…). Đôi khi, cha mẹ sử dụng chúng như một thước đo để so sánh thành tích của con mình với con người khác. Dù trông đây có vẻ là một hình thức cạnh tranh lành mạnh, nhưng nó lại hướng lòng tự trọng của trẻ đến những động lực bên ngoài.
Carol Dweck, giảng viên môn tâm lý học tại Đại học Stanford và là tác giả cuốn sách bán chạy nhất 'Mindset', luôn ủng hộ việc phụ huynh khen ngợi nỗ lực của trẻ thay vì đề cao thành tích. Nghiên cứu của bà cho thấy, thưởng cho nỗ lực của trẻ sẽ giúp tăng động lực để trẻ phấn đấu làm tốt hơn.
Lý do căn bản của việc này gồm 2 mặt:
- Thành tích (trong nhiều trường hợp) không thể được mỗi cá nhân kiểm soát một cách hoàn toàn. Ví dụ, nếu bạn tập luyện ngày đêm để tham gia một cuộc thi bơi lội và về thứ nhì, những yếu tố bên ngoài như nước thấm vào kính bơi có thể là nguyên nhân khiến thành tích của bạn không như mong muốn.
- Nỗ lực là yếu tố duy nhất bạn có toàn quyền kiểm soát. Những bậc phụ huynh luôn khen ngợi con bằng cách nói: 'Chỉ cần con cố gắng hết sức mình, vậy là tốt rồi' đã có đủ cơ sở để khám phá ra điều quan trọng này. Khi khen ngợi nỗ lực của con, bạn giúp con hiểu rằng: 'Càng làm việc chăm chỉ, con càng được đánh giá cao'.
2. Xây dựng cho con niềm tin tích cực thay vì tiêu cực
Nếu bạn rèn cho con dừng mọi việc khác lại và ngồi vào bàn ăn tối chỉ trong vài giây, việc đó khiến trẻ nghĩ thứ mình muốn không quan trọng và quyết định, ý kiến của trẻ chẳng có nghĩa lý gì. Ngay cả trong những tình huống cha mẹ không thích bị con cái đặt câu hỏi, họ nói với con chỉ cần làm những gì họ nói, trẻ có thể nghĩ rằng cách duy nhất để người khác chấp nhận mình là phải làm cho họ vui.
Có vô số hậu quả từ việc khiến con tin tưởng một cách tiêu cực. Trong số đó, hậu quả thê thảm nhất chính là việc thiếu lòng tự trọng, thiếu sự tự tin vào giá trị bản thân. Không có gì ngạc nhiên khi những người không tin vào chính mình do ảnh hưởng từ cách nuôi dạy của cha mẹ sẽ từ bỏ áp lực ngay từ khi còn nhỏ, sẽ đóng vai thụ động trong cuộc đời và không bao giờ diễn tả ý kiến của mình khi nó thực sự cần.
Tóm lại, nếu bạn tạo cho trẻ niềm tin tích cực, xin chúc mừng! Còn nếu đó là một niềm tin tiêu cực, hãy quay trở lại, xin lỗi và 'dọn dẹp mọi thứ'.
3. Sự tự tin vào giá trị bản thân là yếu tố then chốt
Tự tin có lẽ là nguyên liệu quan trọng nhất trong sự phát triển cá nhân của một đứa trẻ.
Tất cả chúng ta đều không coi trọng một phần nào đó của bản thân. Tất cả chúng ta đều dễ dàng bị sự thiếu tự tin ấy tác động lên mình trong việc theo đuổi thứ mình muốn và cả sự nhạy cảm trước ý kiến của người khác.
Một số ý kiến cho rằng, thiếu sự coi trọng giá trị bản thân là nguyên nhân chính cho phần lớn các vấn đề xã hội ngày nay.
4. Hãy là người mà con bạn có thể noi gương
Có phụ huynh đã đặt ra mục tiêu cá nhân trong đời là con cái sẽ coi mình như tấm gương. Nếu làm được điều đó, họ chính là cha mẹ thành công.
Quan điểm làm cha mẹ là người cung cấp thức ăn, nước uống, nơi trú ẩn cho con cái không còn phù hợp nữa bởi nó đã bỏ qua một yếu tố cực kỳ quan trọng: sự phát triển tinh thần lành mạnh.
Trong bộ phim tài liệu 'Becoming Warren Buffett' chiếu trên kênh HBO, tỷ phú Warren Buffett tâm sự rằng, món quà lớn nhất ông từng được nhận là có một người cha là tấm gương sáng cho ông noi theo.
Theo quan điểm mới, cha mẹ không chỉ là người cung cấp mà còn là người dẫn dắt. Bạn hãy đặt mục tiêu là một người biết lắng nghe, một bờ vai để con có thể dựa vào và trên hết thảy, là người mà con trẻ có thể thực lòng tôn trọng.
5. Muốn uốn nắn con điều gì, phải sửa mình trước tiên
Bạn là người đầu tiên con được gặp gỡ, được dành phần lớn thời gian cùng nhau và con phụ thuộc vào bạn, chúng sẽ bắt chước mọi hành vi và thói quen của bạn. Do đó, hãy sát sao với những việc bạn làm, một cách khôn ngoan. Bạn phải tự sửa mình nhiều như bạn muốn sửa con.
6. Tôn trọng những phong cách học khác nhau
Nhà nghiên cứu Harvard Howard Gardner đã thiết lập 8 loại hình trí thông minh hay cách thức mà trẻ học tốt nhất, bao gồm trí thông minh về âm nhạc, ngôn ngữ, sự vận động, không gian, toán học-logic, nội tâm, khoa học tự nhiên.
Việc cần làm là chú ý vào phương tiện thu hút trẻ nhất và giúp trẻ hứng thú với quá trình học tập. Ví dụ, nếu con bạn tiếp thu tốt nếu bài học được thực hiện dưới dạng hình ảnh hóa, hãy sử dụng thẻ học (flash card) hoặc sách tranh. Nếu trẻ thiên về âm nhạc hơn, hãy dạy chúng bằng giọng điệu có chất nhạc.
Nguồn: Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!