Những hành vi bị coi là xâm hại trẻ em ít người biết

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trong thời gian gần đây, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng tăng và đang trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Để bảo vệ con em mình, các bậc cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác tới những hành vi xâm hại trẻ em dưới đây.

Các hình thức xâm hại trẻ em

Có bốn hình thức chính của xâm hại trẻ em. Đó là xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần và xao nhãng.

Những hành vi bị coi là xâm hại trẻ em ít người biết

Hành vi xâm hại thể chất và xâm hại tình dục trẻ em.

Những hành vi xâm hại trẻ em không chỉ bao gồm xâm hại thể chất và xâm hại tình dục mà còn bao gồm cả những hành vi xâm hại, làm ảnh hưởng đến tinh thần và hành vi xao nhãng khi chăm sóc trẻ, không cho trẻ quyền được chăm sóc, yêu thương.

Những hành vi bị coi là xâm hại trẻ em ít người biết

Hành vi xâm hại tinh thần và xao nhãng khi chăm sóc trẻ.

Xâm hại tình dục trẻ em là gì?

  • Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục.
  • Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mong muốn, bao gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay hành vi xâm hại không tiếp xúc.
  • Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm: sản xuất những hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em; ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục hoặc ép buộc trẻ em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn.
  • Xâm hại tình dục trẻ em để lại hậu quả tâm lí và thể chất khủng khiếp đối với nạn nhân.

Người lớn cần lưu ý những gì?

Hành vi của trẻ

Có một số dấu hiệu về hành vi của trẻ cho thấy trẻ có thể đã bị xâm hại mà cha mẹ cần lưu tâm. Những dấu hiệu này không chắc chắn khẳn định trẻ đang bị xâm hại nhưng chúng vẫn là một lý do tốt để bạn trò chuyện với con hay để tìm kiếm sự trợ giúp.

  • Tâm trạng thay đổi, cáu giận bất thường hay trở nên hung hăng, thu mình trước người khác, trầm cảm.
  • Bỏ nhà, đi nơi khác một thời gian, thường xuyên muốn ở một mình.
  • Nghỉ học, trốn học không có nguyên do, kết quả học tập bỗng dưng sa sút.
  • Trẻ bỗng dưng có nhiều tiền, quà tặng, điện thoại,... mà không rõ nguồn gốc hoặc trẻ tránh trả lời.
  • Lạm dụng các loại chất gây nghiện (bao gồm cả ma túy và rượu).
  • Có biểu hiện, hành vi tình dục không phù hợp với lứa tuổi.
  • Giật mình, sợ hãi khi người thân động vào.
  • Có các biểu hiện khác như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, đái dầm,...

Hành vi của người lớn xung quanh

Hãy cảnh giác nếu bạn thấy người lớn nào đó cư xử với con bạn một cách bất thường, có thể bao gồm:

  • Quan tâm tới con trẻ quá mức
  • Cho trẻ đồ chơi, quà bánh, tiền,...
  • Thường xuyên muốn chơi với trẻ một mình
  • Rủ trẻ cùng đi chơi, đi tham quan, nghỉ mát riêng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!