Đó là lý do vì sao bạn cần ưu tiên học cách ngồi đúng khi mang thai. Những tư thế ngồi bất cẩn của bạn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và khiến người mẹ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, việc bị đau lưng khi mang thai phần lớn là do tác hại của tư thế ngồi không đúng cách. Dưới đây là những tư thế ngồi mà các mẹ bầu cần tránh trong thời kỳ mang thai.
Ngồi thõng vai
Thông thường khi ngồi thư giãn, chúng ta thường ngồi buông thõng vai. Tuy nhiên tư thế ngồi này không thích hợp cho thai phụ vì lưng không được giữ thẳng. Cột sống của bạn vốn đã ở trạng thái căng thẳng vì trọng lượng tăng lên và trọng tâm cơ thể bị lệch, tư thế ngồi này sẽ lại càng khiến cho cột sống phải oằn mình gánh áp lực nhiều hơn.
Ngồi bắt chéo chân
Những phụ nữ công sở nên cực kỳ cẩn thận với tư thế ngồi này. Ngồi bắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn. Dáng ngồi này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng phù chân vốn đã rất phổ biến khi mang thai.
Ngồi không có điểm tựa sẽ gây áp lực lên phần lưng
Ngồi không tựa lưng
Ngồi không tựa lưng sẽ làm tăng thêm áp lực lên lưng, trong khi bạn đã phải chịu chứng đau lưng trong suốt thời kỳ mang thai. Vì thế, bạn nên để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa nhất có thể và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.
Ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy rất không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập người có thể tạo áp lực, đè nén lên em bé. Việc ngồi gập có thể khiến lồng ngực của bạn để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể mềm mại của đứa bé.
Nửa nằm nửa ngồi
Đây là tư thế ngồi rất thường thấy khi chúng ta ở trên giường nhưng tư thế này gây rất nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
Tư thế ngồi sai có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé
Lưu ý về tư thế ngồi cho mẹ bầu
- Tựa thẳng lưng vào thành ghế, kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau. Loại ghế lý tưởng dành cho mẹ bầu ở mức khoảng 40cm.
- Khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, đừng quá đột ngột, thay vào đó mẹ bầu nên dùng tay chống vào đùi hoặc tay vịn vào ghế rồi từ từ ngồi xuống. Trong những tháng cuối thai kỳ, khi bụng quá lớn, mẹ bầu nên đỡ phần lưng khi ngồi xuống, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hai chân mở song song.
- Khi làm việc văn phòng phải ngồi lâu, sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ.
- Nếu đi xe đường dài, thỉnh thoảng cần xoa bóp bắp chân để các khớp và cơ chân không bị tê mỏi, chuột rút…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!