Những kinh nghiệm bổ ích dành cho mẹ hướng dẫn bé ăn dặm đúng cách

Thiết Yếu - 05/03/2024

Thông thường, từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu chán ngấy với các món sữa của mẹ và đòi hỏi phải chuyển sang một thực đơn mới hơn. Đây chính là lúc mẹ cần phải chuẩn bị các món ăn dặm và chế biến sao cho mịn nhuyễn, giúp bé dễ nuốt và khiến cho bé thích thú với các món ăn. Ngoài ra, các món ăn dặm cũng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé phát triển một cách toàn diện, thay vì chỉ uống sữa như trước đây. Sau đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn cho bé ăn dặm mà các mẹ cần biết.

Thông thường, từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu chán ngấy với các món sữa của mẹ và đòi hỏi phải chuyển sang một thực đơn mới hơn. Đây chính là lúc mẹ cần phải chuẩn bị các món ăn dặm và chế biến sao cho mịn nhuyễn, giúp bé dễ nuốt và khiến cho bé thích thú với các món ăn. Ngoài ra, các món ăn dặm cũng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé phát triển một cách toàn diện, thay vì chỉ uống sữa như trước đây. Sau đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn cho bé ăn dặm mà các mẹ cần biết.

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm thay vì bú sữa

- Bé hay đói và đòi ăn nhiều hơn để thỏa mãn cơn đói của mình.

- Bé không còn thích thú với sữa và vẫn cảm thấy đói dù được cho uống sữa đều đặn.

- Bé hay thức giấc vào ban đêm do đói.

- Bé hay đòi và với lấy thức ăn của bạn khi bạn đang ăn.

- Bé rất thích khi được ngồi vào bàn ăn và nhìn thấy các món ăn mới lạ.

Những kinh nghiệm bổ ích dành cho mẹ hướng dẫn bé ăn dặm đúng cách

Vậy tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm?

Theo nghiên cứu của Hội đồng y học và sức khỏe quốc gia Mỹ, trong 6 tháng đầu tiên trẻ chỉ cần bú sữa mẹ là đủ, bởi các loại thức ăn rất dễ gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ có xu hướng dị ứng hoặc ghét bỏ thức ăn, đồng thời kìm hãm phát triển bởi các chất đạm được nạp vào cơ thể non nớt của trẻ. Hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé trong giai đoạn này cũng chưa hoàn toàn sẵn sàng.

Nhưng khi được 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ sẽ hao hụt dần, do đó trẻ cần nhiều sắt để bổ sung dinh dưỡng hơn. Cũng từ giờ trở đi, các protein khác nhau sẽ đóng vai trò giúp trẻ phát triển, hơn là chỉ các chất dinh dưỡng có trong sữa như trước đây.

>>> Xem thêm: Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Nên cho bé ăn dặm bằng các loại thức ăn nào?

Để bé bắt đầu làm quen với các món ăn dặm, hãy cho bé ăn thứ gì được tán mịn ra và có mùi vị giống như sữa. Bạn cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn với ngũ cốc làm từ gạo bởi gạo có tính chất dịu nhẹ, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng. Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé ăn các loại rau quả và trái cây lành nghiền nhuyễn như chuối, táo, cà rốt hay khoai tây. Tránh cho bé ăn những loại quả chứa nhiều axit như cam, quýt, khế, cà chua...

Hãy cho bé làm quen với một loại thức ăn cụ thể để xem phản ứng của món ăn đó đối với cơ thể bé và xem bé có thích món ăn đó không? Tuy nhiên nếu bé không thích thì bạn cũng đừng nên bỏ cuộc, và hãy thử lại thêm một lần nữa. Khi bé đã quen với mùi vị của món ăn này và không thấy bất kỳ biểu hiện dị ứng nào, hãy thử cho bé ăn nhiều loại thức ăn trộn vào cùng một lúc, ví dụ như bột trộn cà rốt và khoai tây tán nhuyễn.

Hãy tránh những thực phẩm được khuyến cáo là gây dị ứng ban đầu, như các sản phẩm từ lúa mì, sản phẩm chứa chất glu-ten, trứng và các thực phẩm chứa hạnh nhân.

Những kinh nghiệm bổ ích dành cho mẹ hướng dẫn bé ăn dặm đúng cách

Làm thế nào để cho trẻ ăn?

Trong một vài ngày đầu, việc ăn dặm sẽ khá khó khăn vì bé không ăn được nhiều, tuy nhiên đừng nản lòng vì bé sẽ dần quen với những món ăn và cách ăn mới. Bạn có thể cho bé ăn kết hợp vừa bú sữa mẹ vừa ăn dặm để cho bé được no đồng thời cho bé quen dần với kiểu ăn mới.

Khi cho bé ăn dặm, bạn nên:

- Cho bé ngồi vào lòng hoặc ngồi trên ghế dành cho trẻ để bón thức ăn, lúc đó bé có thể nhìn thấy được khuôn mặt và nụ cười của mẹ nên sẽ thấy yên tâm hơn.

- Chỉ cho bé ăn từng lượng nhỏ một và cho bé nếm dần.

- Sau hai thìa nhỏ, bạn lại cho bé một thìa sữa.

- Khi bé đã quen dần, bạn hãy để dành việc uống sữa vào sau bữa ăn.

- Kết hợp cho bé uống nước bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây pha loãng.

- Từ tháng thứ 8 trở lên, bạn có thể cho trẻ ăn 3 bữa một ngày kèm uống sữa.

Đừng khiến bữa ăn trở thành nỗi sợ của trẻ

Một vài người mẹ có thói quen nhồi nhét và bắt ép con mình ăn thật nhiều. Điều đó là không nên. Hãy khiến cho những bữa ăn là khoảng thời gian thú vị giữa mẹ và bé và khiến cho bé hào hứng mỗi khi tới bữa ăn hơn.

- Nếu bé không đói, đừng ép bé ăn quá nhiều. Khi trẻ thấy bạn quá nóng lòng muốn cho chúng ăn, chúng sẽ càng thấy sợ việc này hơn.

- Nếu bé thích dùng tay biến chúng thành cái thìa thức ăn của mình, đừng ngăn cản. Khi trẻ lớn dần bạn sẽ tập cho chúng cách cầm thìa thế nào sao cho đúng và sạch sẽ nhất.

- Hãy để bé quyết định xem có nên ăn tiếp hay không vì hơn ai hết, bé là người biết mình đã no hay chưa.

- Nhớ rằng bạn phải luôn trông chừng khi bé ăn, bởi bé có thể bị nghẹn hoặc trớ khi đang ăn. Nếu bé bị nghẹn, bạn hãy giữ bé đứng thẳng và dùng lòng bàn tay đập nhẹ vào lưng bé để đẩy thức ăn ra.

Những kinh nghiệm bổ ích dành cho mẹ hướng dẫn bé ăn dặm đúng cách

Mẹo vặt giúp cho quá trình ăn dặm của bé diễn ra suôn sẻ

- Bạn có thể chế biến một lượng thức ăn kha khá cho bé, sau đó chia thành các phần nhỏ rồi cất trong ngăn đá. Đến bữa, bạn chỉ cần lấy ra một phần và hâm nóng lại cho bé ăn.

- Cần cẩn thận đối với các sản phẩm làm sẵn và đông lạnh. Để chắc chắn, hãy luôn kiểm tra nhãn mác và các thành phần trên bao bì. Chỉ nên mua ở những nơi mà bạn tin tưởng.

- Hạn chế cho bé ăn những sản phẩm ngọt vì chúng sẽ làm cho bé thích đồ ngọt, ảnh hưởng đến các vấn đề răng miệng sau này.

- Không nên cho bé ăn thức ăn quá đậm vì điều đó có thể làm suy yếu chức năng thận của bé.>>> Xem thêm: Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!