Những loại thuốc cần dự phòng ngày mưa

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Mùa mưa, không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nhiều bệnh phát sinh nên cần phải dự trữ một số loại thuốc thường dùng.

Vừa qua, tình hình mưa lũ tại một số tỉnh Bắc Bộ như Quảng Ninh, Điện Biên,... diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt khiến các bệnh truyền nhiễm, tiêu hóa… phát triển mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh bằng cách dự trữ một số loại thuốc cơ bản khi mùa mưa đến.

Các loại bệnh mùa mưa

Bệnh truyền nhiễm phát triển nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt. Các bệnh viêm nang lông, nước ăn chân, nấm… khiến nhiều người mắc do tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc không sạch sẽ. Các bệnh về tiêu hóa như tả, rối loạn tiêu hóa, thương hàn… bùng phát tại các vùng ô nhiễm, việc sinh hoạt ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra các bệnh về hô hấp như viêm họng cấp, viêm đường hô hấp,… cũng dễ phát sinh trong mùa mưa.

Những loại thuốc cần dự phòng ngày mưa

Mùa mưa tạo điều kiện cho nhiều bệnh phát sinh

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, viêm dạ dày, suy thận, đái tháo đường… không thể thiếu thuốc hàng ngày.

Trong điều kiện ẩm ướt, các loại thuốc này cần được bảo quản tốt bằng túi ni lông, buộc kín và để nơi khô ráo.

Một số loại thuốc cần dự trữ

Mỗi gia đình cần dự trữ một số loại thuốc cơ bản trong mùa mưa lũ.

Thuốc chữa bệnh tiêu hóa

Khi mưa lũ, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nên các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, tả, thương hàn. Vì vậy, mỗi gia đình cần có một số thuốc điều trị các bệnh này như smecta hoặc ercefuryl, uống xa bữa ăn. Có một số loại thuốc không cần kê đơn nhưng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Nếu không có các loại thuốc trên thì có thể mua thuốc loperamid 2mg. Loại thuốc này đặc trị các bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính (lưu ý, không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi)

Những loại thuốc cần dự phòng ngày mưa

Việc dự phòng thuốc là điều cần thiết để điều trị một số bệnh thường gặp

Một trong những loại thuốc thông dụng nhất có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa chính là oresol (ORS). Trong mỗi gia đình nên có ít nhất 10 gói loại 5,63g/gói. Với những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bạn có thể pha một gói oresol với 200ml nước sôi để nguội. Liều lượng thay đổi theo từng độ tuổi cho nên hãy tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi uống, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Người lớn và trẻ từ 10 tuổi trở lên có thể uống mỗi khi khát.

Thuốc chữa cảm cúm

Cảm cúm cũng là một trong những bệnh thường gặp khi mùa mưa vì thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho các vi-rút phát triển mạnh. Một số loại thuốc cảm cúm nên có như paracetamol loại 250mg, vì đây là loại có thể dùng cho nhiều đối tượng với những liều dùng khác nhau. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi nên dùng 40mg/lần có tác dụng trong 6 tiếng. Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi dùng 100mg/ lần, trẻ trên 2 tuổi dùng 10mg/kg cân nặng trong vòng 6 giờ.

Các bệnh về hô hấp

Với các bệnh hô hấp như ho thì bạn có thể dự trữ thuốc ambroxol dạng viên hoặc xiro, uống sau bữa ăn và nên uống nhiều nước. Ngoài ra, nên dự trữ các loại thuốc điều trị hen phế quản như bricanyl xiro khi có các biểu hiện khó thở, môi tím tại. Đây là thuốc đặc trị hen phế quản cho trẻ, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản… cấp tính. Trên thị trường còn có loại thuốc xịt hen Ventolin dùng cho người lớn bị khí phế thũng, giãn phế quản. Tuy nhiên, loại thuốc này cần phải sử dụng cẩn thận, tránh gây tác dụng phụ.

Những loại thuốc cần dự phòng ngày mưa

Hãy bảo vệ tốt sức khỏe khi mùa mưa về

Ngoài ra, bạn nên dự trữ các thuốc: nước muối sinh lý 0,9%  chloramphenicol hoặc tobex 0,4 % để sát trùng, nhỏ mắt.

Với những gia đình có bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính: viêm dạ dày, tăng huyết áp, tiểu đường… nên chuẩn bị thuốc theo đơn dài ngày để dự phòng, tránh tình trạng thiếu thuốc trong mùa mưa lũ.

Bên cạnh việc phòng bệnh trong những ngày mưa thì việc dự trữ thuốc cũng rất quan trọng, góp phần điều trị những bước ban đầu trước khi bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị.

Lưu ý khi mua thuốc nhớ hỏi rõ bác sĩ, dược sĩ liều lượng dùng cho mỗi đối tượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

*** Nội dung trên chỉ mang tính cung cấp thông tin. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có cách điều trị đúng đắn.

Ảnh minh họa: Internet

Lưu Nhạn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!