Chăm sóc cho trẻ sơ sinh là thời gian cực kỳ vất vả và quan trọng bởi trong thời gian này, nếu cha mẹ để ý, sẽ kịp thời phát hiện các bệnh tật bất thường cho trẻ. Thế nhưng, việc chăm sóc và đặc biệt là những hiểu biết các bệnh về mắt thường sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy, những bệnh thường gặp ở mắt trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Sau đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về đau mắt ở trẻ sơ sinh và những lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ.
1. Nguyên nhân của đau mắt đỏ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là do vi rút Adenovirus , hoặc do vi khuẩn như liên cầu , tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, độ ẩm không khí cao, khi mà thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, khi giao mùa... đây là những thời điểm mà cơ thể con người và nhất là những người nhạy cảm với thời tiết như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.
Thêm vào đó là môi trường sống nhiều khói bụi, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém, dùng chung các đồ dùng sinh hoạt như cốc uống nước, khăn mặt, gối và những vật dụng khá cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt phát triển và bùng phát thành dịch ở trong nhà bạn.
2. Triệu chứng khi bé bị đau mắt đỏ
Khi đau mắt đỏ trẻ sơ sinh sẽ có nhiều biểu hiện mà mẹ có thể quan sát ngay bằng mắt thường đó là:
– Mắt của trẻ bị đỏ và có ghèn (gỉ mắt hoặc dử mắt)
– thường thỉ trẻ sẽ bị đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, và cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như trong mắt có cát, mắt nhiều gỉ, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều gỉ dính chặt.
– Trong ghèn mắt của trẻ sẽ có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
– Mi mắt của trẻ sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), nổi cộm, đau nhức, đau nhức, chảy nước mắt.
Khi bị đau mắt đỏ, thì thị lực của trẻ sẽ không bị suy giảm nhưng nếu bố mẹ không biết chăm sóc để bệnh nặng, mắt của trẻ bị bệnh có thể bị phù đỏ, xuất huyết dưới kết mạc, có màng trong mắt ... thì hậu quả sẽ lớn hơn.
3. Cách chăm sóc bé khi bị đau mắt đỏ
Nếu trẻ nhà bạn chẳng may bị đau mắt đỏ, thì những việc mà bố mẹ cần làm để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của trẻ đó là:
- Bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở khám và điều trị bệnh để có những xử lí và những lời khuyên kịp thời từ cán bộ y tế.
- Bố mẹ không được tự ý dùng thuốc khi chưa biết nguyên nhân, bệnh tình cho trẻ, không dùng đơn thuốc cũ của trẻ khác
- Bố mẹ cần lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông và lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Tuyệt đối không được tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho trẻ, bố mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Nếu bé bị một mắt thì cho bé nằm nghiêng một bên, và nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra
- Không được đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
Ngoài ra, đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc với người bị đau mắt qua đường hô hấp, nước bọt, nước mắt, bắt tay, đặc biệt nhất nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút, cho nên khi một người trong gia đình không may bị đau mắt đỏ, thì các thành viên còn lại trong gia đình cũng nên phòng tránh bằng cách nhỏ mắt thường xuyên, vệ sinh tay sạch sẽ....sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Mẹ bầu bị bệnh đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bí quyết trị đau mắt đỏ nhanh hết
Cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà an toàn và hiệu quả
Phương pháp trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả
4. Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Khi bắt đầu phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc. Mà hãy nhanh chóng đưa trẻ của đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ của bạn dùng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm. Ngoài ra, khi cha mẹ chăm sóc trẻ, cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Trước tiên lau rửa mắt cho bé: Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt cho bé. Sau đó dùng bông sạch hoặc khăn ẩm để lau ghèn mắt con hàng ngày.
- Bố mẹ cần phải giữ gìn mắt bé cẩn thận, tránh việc bị lây lan sang mắt kia. Lưu ý là, mọi khăn lau sau khi dùng cho mắt này, thì nên bỏ ngay và không được cho dùng mắt kia. Một lọ thuốc nhỏ mắt không nên dùng cho cả 2 mắt vì khi mắt kia chưa đau mà cũng nhỏ mắt một lọ sẽ lây sang cho mắt bình thường. Khi chăm sóc mắt trẻ, bố mẹ cần rửa tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng.
- Cần cho trẻ đeo kính đen để ngăn ngừa việc lây lan. Và đeo kính cũng giúp bảo vệ mắt trẻ tránh được những khói bụi cũng như yếu tố gây hại từ bên ngoài.
- Cần cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.
- Những trẻ bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly và nghĩ ngơi hợp lý.
Như vậy, Lily & WeCare đã cung cấp cho các bạn những thông tin về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, cách điều trị và những lưu ý để tốt cho mắt trẻ mà bố mẹ cần biết. Hãy đến với Lily & WeCare để có được nhưng thông tin hữu ích nhất khi bạn có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!