Những lưu ý cho mẹ khi đi khám sức khỏe hậu sản

Kiến Thức Y Học - 05/08/2024

Không chỉ trong thời gian mang thai mà thời gian sau khi sinh cũng cần phải được các mẹ hết sức quan tâm và lưu ý. Sau khi sinh, cơ thể mẹ bầu chắc chắc đã phải chịu rất nhiều những tổn thương về cả sinh lý và tâm lý. Do đó bác sĩ luôn khuyên các mẹ nên kiểm tra sức khỏe một cách thường xuyên trong khoảng thời gian hai tháng đầu sau khi vượt can. Vậy nhưng lưu ý các mẹ nhất định phải biết khi khám sức khỏe hậu sản là gì?

Không chỉ trong thời gian mang thai mà thời gian sau khi sinh cũng cần phải được các mẹ hết sức quan tâm và lưu ý. Sau khi sinh, cơ thể mẹ bầu chắc chắc đã phải chịu rất nhiều những tổn thương về cả sinh lý và tâm lý. Do đó bác sĩ luôn khuyên các mẹ nên kiểm tra sức khỏe một cách thường xuyên trong khoảng thời gian hai tháng đầu sau khi vượt can. Vậy nhưng lưu ý các mẹ nhất định phải biết khi khám sức khỏe hậu sản là gì?

Khi đi kiểm tra sức khỏe hậu sản

Khi đi khám sức khỏe hậu sản bác sĩ sẽ đặt ra câu hỏi về một vài triệu chứng sau sinh của bạn. Việc duy nhất bạn phải làm là trả lời những câu hỏi này một cách thành thật và chính xác, không dấu giếm hay cố ý trốn tránh câu hỏi.

Nếu bạn sinh mổ, bác sĩ sẽ có đặt ra câu hỏi về lượng thức ăn cũng như loại thức ăn hàng ngày của bạn. Tiếp đó là thời gian sinh hoạt cũng như vệ sinh vết mổ của bạn trước khi kiểm tra trực tiếp vết mổ. Việc kiểm tra này sẽ khẳng định vết mổ của bạn đã lành hẳn chưa và có bị nhiễm trùng hay không.

Những lưu ý cho mẹ khi đi khám sức khỏe hậu sản

Khám sức khỏe hậu sảnđối với phụ nữ sinh thường cũng khá quan trọng do hầu hết mẹ bầu hiện nay đều phải rạch tầng sinh môn khi sinh để quá trình sinh bé diễn ra dễ dàng hơn. Khi kiểm tra bác sĩ sẽ cho bạn biết thời gian vết khâu tầng sinh môn lành lại, cũng như thời gian bạn có thể bắt đầu quan hệ tình dục. Thêm vào đó là những lưu ý trong việc vệ sinh tầng sinh môn cũng như tránh làm tầng sinh môn nhiễm khuẩn.

Bạn hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi cho bác sĩ về nhưng cơn đau bụng dưới, khí hư ra vón cục hay chế độ ăn uống và lý do khẩu vị thay đổi đột ngột. Các bác sĩ cũng không ngại cho bạn lời khuyên về tâm lý cũng như cách điều trị chứng trầm cảm, căng thẳng sau sinh.

Quá trình khám sức khỏe sau khi sinh bao gồm

Những hạng mục khám sức khỏe hậu sản sẽ phức tập hơn so với kiểm tra súc khỏe khi mang thai.

Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như áp lức trong máu.

Kiểm tra vùng ngực và vú để phát hiện ra các cục u bướu, cũng như giải quyết ngay vấn đề khi bạn bị tắc sữa hay lạc tia sữa.

Kiểm tra cơ quan sinh dục của bạn bao gồm âm đạo, đáy chậu, vết khâu tầng sinh môn bằng dụng cụ mỏ vịt. Qua kiểm tra sẽ kết luận tình trạng vết khâu tầng sinh môn của bạn, những vết trầy xước, bầm tím âm đạo khi sinh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị cũng như những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày.
Kiểm tra vùng chậu và bên trong tử cung để biết tử cung của bạn đã co lại hay chưa và xác định các vấn đề liên quan đến âm đạo buồng chứng sau khi quá trình kiểm tra hoàn thành.

Những lưu ý cho mẹ khi đi khám sức khỏe hậu sản

Sau khi công tác kiểm tra kết thúc

Bạn sẽ được làm một số xét nghiệm cũng như siêu âm liên quan đến máu, hoóc môn và tử cung. Nếu bạn bị mất máu quá nhiều khi mang thai hay khi sinh nở, bác sĩ sẽ đưa ra phương án giải quyết cũng như những thực đơn bổ dưỡng để giúp cơ thể bạn có thể bổ sung năng lượng sau sinh.

Chỉ định tiêm một số loại vacxin như uốn ván, sởi, bạch cầu, ho gà...

Khi đi khám sức khỏe hậu sản, bạn nên chú ý mang theo đầy đủ giấy tờ, sổ khám bệnh cũng như thẻ bảo hiểm để có thể đảm bảo quá trình khám diễn ra nhanh chóng hơn. Sau khi quá trình khám sức khỏe hậu sản kết thúc, bạn nên đi khám phụ khoa biết rõ cơ quan sinh sản có còn hoạt động tốt hay không, cũng như phát hiện sớm các biến chứng sau sinh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!