Ngày nay, hen trở thành một bệnh lý ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý miễn dịch liên quan đến tình trạng viêm mạn tính của đường thở khiến trẻ luôn cần đến sự quan tâm và chăm sóc ý tế đúng mức.
Việc chăm sóc trẻ bị hen là một công việc không hề đơn giản với các bậc phụ huynh. Nó đòi hỏi sự quan tâm đúng mực và thường xuyên. Lily & WeCare tin rằng những lưu ý sau đây sẽ vô cùng hữu ích dành cho các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ bị hen tại nhà:
1. Luôn nhắc nhở trẻ việc dùng thuốc
Khi đã được chẩn đoán chắc chắn mắc bệnh lý hen phế quản, trẻ sẽ được kê thuốc dự phòng tránh cơn hen dùng thuốc và thuốc cắt cơn khi trẻ xuất hiện cơn hen cấp tính. Việc quên mang thuốc sẽ rất nguy hiểm khi cơn hen xuất hiện. Vì vậy, bố mẹ cần nhắc trẻ mang thuốc bên mình và sử dụng thuốc khi cần thiết. Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý liều lượng thuốc do bác sĩ kê đơn để tránh dùng quá liều gây tác dụng phụ không tốt hay dùng không đủ liều làm giảm hiệu quả điều trị.
2. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh của trẻ
Một vấn đề quan trọng trong điều trị hen là đánh giá mức độ nặng của bệnh thông qua các triệu chứng của trẻ và mức độ xuất hiện triệu chứng hay ảnh hay ảnh hưởng của cơn hen đến cuộc sống của trẻ để điều chỉnh việc sử dụng thuốc cho phù hợp. Để có thể đánh giá chính xác mức độ nặng của trẻ, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao và tốt nhất nên có nhật kí theo dõi tình trạng bệnh của con em mình.
3. Tránh để bệnh nặng lên
Trẻ bị hen khi mắc thêm các bệnh lý nhiễm khuẩn khác rất có thể dẫn đến việc khởi phát cơn hen cấp tính nặng hay làm nặng thêm nhanh chóng tình trạng bệnh của trẻ. Khi trẻ có biểu hiện ốm, sốt,... bố mẹ nên theo dõi và kịp thời đưa trẻ đi khám sớm để điều trị bệnh.
4. Chú ý vấn đề vệ sinh
Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống là cực kì quan trọng đối với trẻ bị hen vì chính những dị nguyên tiềm ẩn trong môi trường sống hàng ngày là nguyên nhân khởi phát cơn hen của trẻ.
Mặt khác, cần quan tâm cả vấn đề vệ sinh cá nhân để đảm bảo trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh tránh những nhân tố làm suy giảm sức đề kháng hay các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn.
Bật mí cách cai sữa cho bé hiệu quả
Thuốc tiêu sữa: Lợi hại khó lường
Thai phụ bị hen phế quản ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?
Hen phế quản gây biến chứng gì đối với thai phụ?
Các triệu chứng của hen phế quản
5. Khám sức khỏe thường xuyên
Trẻ cần được khám sức khỏe định kì để bác sĩ đánh giá đáp ứng với thuốc điều trị, mức độ nặng của bệnh và sự thay đổi trong tính chất bệnh của trẻ từ đó điều chỉnh đơn thuốc cho trẻ. Việc khám và điều trị đúng hẹn, thường xuyên có tác dụng rất tốt đến mức độ cải thiện của bệnh và giúp trẻ giảm được các nguy cơ mắc các cơn hen nặng kịch phát dần dần có thể sống hòa bình với bệnh không cần thuốc cắt cơn.
6. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường
Bố mẹ nên liên lạc với thầy cô và nhà trường để cùng phối hợp điều trị bệnh cho trẻ. Thầy cô có thể giúp bố mẹ kiểm soát việc trẻ có xuất hiện cơn hen ở trường học và nhắc nhở trẻ dùng thuốc. Mặt khác, trẻ bị hen cần hạn chế hoạt động thể lực quá sức, điều này đòi hỏi sự giám sát tận tình của giáo viên khi bố mẹ không có ở cạnh bên để dõi theo trẻ.
7. Thường xuyên động viên trẻ
Hen là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, suốt đời. Bố mẹ cần động viên trẻ tuân thủ điều trị cũng như an ủi, giúp đỡ trẻ vượt qua những cảm giác khó chịu mà căn bệnh này mang lại. Chính sẽ quan tâm tận tình của phụ huynh là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp trẻ điều trị thành công.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!