Khi phát bệnh thủy đậu, người bệnh thường bị sốt nhưng không cao. Ở trẻ nhỏ không có triệu chứng nhiễm độc nặng.
Tuy vậy, mức độ bệnh nặng nhẹ ở mỗi bệnh nhân khác nhau thì các nốt thủy đậu mọc thưa thớt và nhỏ. Trường hợp nặng, các nốt thủy đậu mọc dày đặc, có thể mọc cả trong miệng, họng, niêm mạc mắt, vùng âm đạo...
Các mụn rộp có thể xuất huyết, triệu chứng toàn thân tương đối nặng, nhất là các trường hợp bệnh nhi yếu, suy dinh dưỡng...
Về biến chứng của bệnh thủy đậu, chủ yếu là biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát ở da, nhiễm khuẩn tại các nốt rộp thủy đậu. Nhưng bệnh thủy đậu cũng có thể gây các biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết...
Vì vậy, trước một bệnh nhân thủy đậu, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ diễn biến để có cách xử trí thích hợp.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Varicella zoster gây ra (Ảnh minh họa: Internet)
Bệnh nhân thủy đậu cần sớm được cách ly để tránh lây lan ra diện rộng. Nếu bệnh ở thể bình thường, không cần có sự điều trị đặc biệt, chủ yếu tăng cường chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Trong thời kỳ phát bệnh, cần nghỉ ngơi tại giường, ăn các thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Thường xuyên thay quần áo, tiệt khuẩn, giặt riêng, phơi dưới ánh nắng hoặc ủi kỹ.
Khi nốt đậu vỡ, dùng thuốc bôi ngoài da như thuốc tím 1%, milian, xanh methylen... Nếu có biến chứng nhiễm khuẩn hoặc các dấu hiệu bất thường cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Tại các nơi có dịch thủy đậu, biện pháp cách ly nguồn bệnh là cần thiết. Tăng cường công tác vệ sinh cho bảo đảm thông thoáng, đủ ánh sáng để hạn chế sự lưu hành của vi-rút. Hiện nay, biện pháp phòng bệnh thủy đậu chủ động là tiêm vắc-xin cho trẻ theo hướng dẫn của cơ quan y tế dự phòng.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thủy đậu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!