Bên cạnh việc mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn thì con cao lớn cũng là một trong những “ước mong” của hầu hết các vị phụ huynh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng đạt chiều cao như ý. Để giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc này, Lily & WeCare sẽ nêu ra một số nguyên nhân khiến bé chậm phát triển chiều cao phổ biến nhất để cha mẹ nghiên cứu.
1. Di truyền
Đây là nguyên nhân quan trọng nhất của việc bé không thể cao lên được. Nếu trong gia đình có bố mẹ thấp thì con thường thấp dưới chiều cao trung bình và ngược lại. Tuy nhiên trong đời sống được nâng cao như hiện nay thì nếu bố mẹ thấp lùn, con vẫn có cơ hội đạt được chiều cao lý tưởng dựa vào chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể thao hợp lý ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, các trường hợp này không nhiều, và đứa con bao giờ cũng sẽ có vóc dáng “hao hao” giống bố mẹ.
Chiều cao trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ di truyền.
2. Thể tạng cơ thể của trẻ
Đây là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển chiều cao bẩm sinh. Nghĩa là từ khi sinh ra, cơ thể của bé đã chậm phát triển chiều cao so với bạn bè cùng lứa, đặc biệt là đối với những bé dậy thì muộn thì thường thấp bé hơn so với những bạn đã dậy thì và phát triển sớm hơn trước đó. Một số bé từ khi sinh ra đã rất nhỏ và dù có áp dụng chế độ dinh dưỡng nào để tăng chiều cao đi chăng nữa thì bé vẫn không thể cao lên được.
3. Chậm tăng trưởng trong tử cung
Theo thống kê có đến 10% trẻ em không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi, đặc biệt là đối với trẻ bị sinh non hoặc sinh nhẹ cân. Điều đó có nghĩa là những trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân thì sẽ có nguy cơ bị thấp hơn so với những bạn bè cùng trang lứa từ khi 2 tuổi. Một số trẻ do thể trạng quá yếu đuối khi sinh còn phải nhờ đến tác động điều trị của y khoa để đạt được chiều cao và cân nặng bình thường. Nếu trước đó bé bị sinh non, sinh nhẹ cân thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu khi 2 tuổi bé không đạt được chiều cao bình thường như những đứa trẻ khác. Một số trẻ có thể cần phải có sự điều trị của y khoa để đạt được chiều cao bình thường.
Những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân thường không cao.
4. Suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là “tử thần” đối với sự phát triển chiều cao cũng như cân nặng, thậm chí là cả trí tuệ của bé. Trẻ suy dinh dưỡng thường chậm và không phát triển được chiều cao và cân nặng, cơ thể còi cọc, bé nhỏ, ốm yếu. Đối với nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao này, cần phải có sự thay đổi chế độ dinh dưỡng mới hi vọng có thể cải thiện chiều cao nhanh chóng cho trẻ.
5. Mắc bệnh mãn tính
Trẻ mắc các bệnh lý về gan, thận sẽ đều chậm phát triển về thể chất cả chiều cao và cân nặng. Muốn giúp cho trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng, cần phải điều trị các bệnh lý này kết hợp chế độ bồi bổ các chất dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
6. Chấn động tâm lý
Chấn động tâm lý ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ.
Mẹ đơn thân làm gì khi con thắc mắc về bố
Những sai lầm của cha mẹ khi dạy bé tập đứng
Mua xe tập đi cho bé ở đâu thì tốt?
Xe tập đi cho bé bằng gỗ - sự lựa chọn thông minh của mẹ
Trẻ 10 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là phát triển bình thường?
Trẻ thường xuyên bị ngược đãi, lạm dụng, chịu áp lực quá lớn hoặc gặp các chấn thương về tinh thần thì sẽ chậm phát triển hơn so với những bé được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh. Do vậy, việc tạo một môi trường lành mạnh để bé có điều kiện phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ là một việc quan trọng mà cha mẹ cần hết sức lưu ý để xây dựng cho trẻ.
Ngoài những nguyên nhân khiến bé chậm phát triển chiều cao trên, còn có nhiều những nguyên nhân khác như trẻ có nhiễm sắc thể bất thường, loạn sản sụn và xương khiến cho chân tay ngắn bất thường, thiếu nội tiết tố tăng tưởng, suy tuyến giáp hay mắc phải các hội chứng bệnh như Cushing, Tunrner, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.
>>> Xem thêm: 4 loại sữa phát triển chiều cao và trí não cho trẻ 1 tuổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!