Những mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cha mẹ nhất định phải tiêm cho trẻ

Làm mẹ - 11/24/2024

Ngoài các loại vắc xin cơ bản có trong chương trình tiêm chủng mở rộng như vắc xin lao, vắc xin sởi... còn một số loại vắc xin khác vô cùng cần thiết để phòng bệnh cho trẻ nhưng chỉ các đơn vị tiêm chủng dịch vụ mới cung cấp.

1. Vắc xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa cấp...

Loại vắc xin: Synflorix. Đây là một loại vắc xin có ngồn gốc từ Bỉ ngừa được 10 chủng phổ biến nhất của phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) nhiều khả năng gây nhiễm cho trẻ trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.

Lịch tiêm:Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix có 3 phác đồ:

- Đối với các trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi: Liều thứ nhất có thể được bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi. Liều thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Và liều thứ ba cách liều thứ 2 tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ ba tối thiểu 6 tháng.

Những mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cha mẹ nhất định phải tiêm cho trẻ

- Đối với trẻ từ nhỏ 7 đến 11 tháng tuổi(khi chưa tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix trước đó): Có thể sử dụng lịch trình 2 liều tiêm và 1 liều nhắc. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại được tiêm khi trẻ lớn hơn 1 tuổi và cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

- Đối với trẻ lớn từ1 đến 5 tuổi (khi chưa tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix trước đó): Tiêm 2 liều với khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 2 tháng.

2. Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota

Đây loại vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Có 2 loại vắc xin phòng virus Rota là RotaTeq và Rotarix. Cả hai loại vắc xin này đều được sử dụng qua đường uống, không phải đường tiêm. Mỗi loại vắc xin lại có lịch uống khác nhau.

Những mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cha mẹ nhất định phải tiêm cho trẻ

Vắc xin phòng bệnh do virus Rota gây ra được dùng qua đường uống (Ảnh minh họa).

- Vắc xin Rotateq (Mỹ): được uống 3 liều, mỗi liều 2ml:

Liều đầu tiên: uống vào khoảng từ 7,5 - 12 tuần tuổi. Liều thứ 2 và thứ 3 cách liều trước tối thiểu 4 tuần. Cần uống đủ 3 liều trước khi trẻ được 8 tháng tuổi.

- Vắc xin Rotarix (Bỉ): Được sử dụng uống 2 liều, mỗi liều 1,5 ml:

Liều đầu tiên: uống vào thời điểm trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 uống cách liều đầu tiên ít nhất 4 tuần. Cần uống đủ 2 liều trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.

3. Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu

Hiện nay, Việt Nam có 2 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu tuýp A, tuýp B và tuýp C gây ra. Mỗi loại vắc xin chỉ phòng được một số chủng vi khuẩn não mô cầu nhất định, nên các mẹ nên cho bé tiêm cả hai loại để phòng được bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu.

- Vắc xin phòng viêm não mô cầu A+C: Tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau mũi đầu tiên, cứ 3-5 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Trong trường hợp trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu Meningococcal A+C, bố mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.

- Vắc xin phòng viêm não mô cầu B+C: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu tiêm vắc xin. Sau mũi đầu tiên, mũi nhắc lại 1 lần sau ít nhất 2 tháng.

4. Vắc xin phòng cúm

Cúm là căn bệnh rất hay gặp phải ở trẻ. Bố mẹ có thể cho con tiêm vắc xin phòng cúm khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Tiêm đầy đủ 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.

Virus cúm thường thay đổi chủng loại hàng năm nên mỗi mùa, vắc xin cúm chỉ có tác dụng đối với một chủng nhất định và chỉ có giá trị phòng bệnh trong 12 tháng, vì vậy trẻ cần được tiêm nhắc lại hàng năm.

Những mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cha mẹ nhất định phải tiêm cho trẻ

5. Vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella (MMR)

Ngoài vắc xin sởi đơn có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để phòng bệnh sởi bố mẹ có thể lựa chọn vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella (MMR). Nên tiêm MMR mũi thứ nhất khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 4 – 6 tuổi. Trẻ đã tiêm sởi đơn lúc 9 tháng, tiêm MMR lúc 15 tháng trở đi.

6. Vắc xin phòng thủy đậu

Tiêm vắc xin phòng thủy đậu là cách hiệu quả và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm lần 1 khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, lần 2 nhắc lại lúc 4 - 6 tuổi.

7. Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A

Tất cả trẻ em đều nên tiêm phòng vắc xin viêm gan A với 2 mũi tiêm ở các giai đoạn cụ thể sau:

- 12 đến 23 tháng cho liều đầu tiên.

- 2 đến 4 năm cho liều thứ hai (hoặc sớm hơn miễn là 6 đến 18 tháng sau liều đầu tiên)

9. Vắc xin HPV

Vắc xin HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra ở bé gái.

Hiện nay có 2 loại vắc xin HPV được sử dụng tại Việt Nam:

- Gardasil (Mỹ): Tiêm cho bé gái từ 9 tuổi trở lên, gồm 3 mũi

Mũi 1: Là ngày tiêm mũi đầu tiên

Mũi 2: Sau 2 tháng kể từ mũi đầu tiên

Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên

- Cervarix (Bỉ): Tiêm cho bé gái từ 10 tuổi trở lên, gồm 3 mũi

Mũi 1: Là ngày tiêm mũi đầu

Mũi 2: Sau 1 tháng kể từ mũi đầu tiên

Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên

10. Vắc xin phòng bệnh dại

Hiện tại, Việt Nam đang có 3 loại vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành, phổ biến nhất trong số đó là vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Tùy thuộc vào từng phác đồ khác nhau, quyết định tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu mũi sẽ khác nhau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!