Chiều ngày 25/04, ở Quảng Ngãi, 28 bệnh nhân phải nhập viện với các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, sốt cao, nôn,… Theo điều tra ban đầu, các nạn nhân tuy không cùng sống ở một địa điểm nhưng cùng ăn bánh mì ở bán ở quán của bà V.T.M.N.
Hiện các nạn nhân đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cơ sở nghi gây ngộ độc được cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động, chờ kết quả xét nghiệm.
Trước đây, nhiều vụ ngộ độc bánh mì cũng diễn ra trên nhiều địa bàn của cả nước. Trong đó, vụ ngộ độc bánh mì tại Quảng Trị tháng 10/2013 khiến hơn 300 người phải nhập viện điều trị. Được biết nguyên nhân ngộ độc do trực khuẩn samonella có trong bánh mì.
Một nạn nhân trong vụ ngộ độc bánh mì ở Quảng Ngãi đang được điều trị (Ảnh: TTXVN)
Bánh mì vốn là món ăn ngon nhanh được nhiều người yêu thích. Bánh mì kẹp thịt Việt Nam từng được xếp vào danh sách những món ăn vỉa hè ngon nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng làm nên một chiếc bánh mì ngon. Những vụ ngộ độc trong thời gian qua là một mình chứng rõ nhất cho nguy cơ gây ngộ độc của đồ ăn này.
Địa điểm kinh doanh không hợp lý
Trong vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Quãng Ngãi, cơ sở kinh doanh được bán ngay gần cây xăng. Mọi người đều biết mùi khó chịu của xăng dầu. Việc ở quá gần những địa điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của mặt hàng. Ngoài ra, nhiều địa điểm bán bánh mì cũng được đặt ở những mặt đường nhiều khói bụi, bờ sông ô nhiễm, cống nước thải… dễ khiến bánh mì cũng như nguyên liệu bị nhiễm bẩn.
Chất lượng bảo quản không tốt
Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc bánh mì vỉa hè. Các cơ sở gây ngộ độc đều không che đậy thực phẩm. Bụi bẩn, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho người ăn. Không chỉ có bánh mì mà các nguyên liệu khác cũng dễ bị nhiễm độc do không bảo quản tốt, nhất là những cơ sở 'ế' hàng nhiều ngày.
Những hàng bánh mì lưu động rất quen thuộc trên nhiều tuyến đường (Ảnh minh họa: Internet)
Thịt, chả dễ bị ôi, thiu, đặc biệt trong ngày hè oi nóng. Tương để lâu ngày, không lau chùi phần thừa trên nắp dễ sinh nấm mốc. Thêm vào đó, nhiều người chế biến không rửa tay trước khi làm đồ cho khách. Suốt một ngày dài, bàn tay của họ mang theo rất nhiều vi khuẩn, lây nhiễm trực tiếp vào đồ ăn khi tiếp xúc. Bánh mì không được nướng lại nên mầm bệnh càng dễ tấn công khách hàng.
Nguyên liệu không đảm bảo
Trong những vụ điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều cơ sở bánh mì vỉa hè đã không thể chỉ rõ cơ sở bán nguyên liệu cho mình. Trong khi đó, bánh mì kẹp thịt, bánh mì pa tê,… phải sử dụng rất nhiều nguyên liệu để chế biến.
Để tăng lợi nhuận, nhiều cơ sở sử dụng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Đặc biệt là xúc xích, pa tê, nước sốt. Chúng dễ được chế biến trong môi trường mất vệ sinh, nhiễm khuẩn, gây bệnh cho người ăn.
Ngoài ngộ độc thực phẩm, ăn bánh mì vỉa hè nhiễm độc cũng dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác như tiêu chảy cấp, hại thận,… Do đó, bạn nên lựa chọn những điểm buôn bán sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
Trong điều kiện cho phép cần nướng lại bánh mì trước khi sử dụng. Giống như bất kỳ đồ ăn nhanh nào, bạn không nên ăn quá nhiều bánh mì vỉa hè để đảm bảo sức khoẻ.
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!