Khi mang thai, bên trong tử cung của bạn, thai nhi được bao quanh bởi một túi đầy dịch màng gọi là túi ối. Túi ối bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ, chất lỏng này chủ yếu là nước tiểu của em bé. Khi túi ối này vỡ ra, nước ối chảy qua cổ tử cung và âm đạo. Nước ối cùng với một vài loại hoóc-môn trong cơ thể phản ứng tạo nên các cơn co thắt, sau một vài giờ khi túi ối vỡ, bạn sẽ cảm nhận được và em bé sẽ có thể ra ngoài. Bên cạnh đó,nước ối này có rất nhiều tác dụng như:
- Giúp thai nhi di chuyển trong bụng mẹ.
- Duy trì nhiệt độ không đổi xung quanh thai nhi.
- Giúp phổi của trẻ phát triển đúng cách.
Túi ối giúp bao bọc và giữ trẻ an toàn khi ở trong bụng mẹ (Ảnh minh họa).
Khi đến thời điểm, nước ối giúp cho cơ thể bạn sẵn sàng đưa trẻ đến với thế giới này. Tuy nhiên, vỡ túi ốikhông phải lúc nào cũng là biểu hiện của việc trẻ sắp được sinh ra vì đôi khi nó có thể diễn ra sớm.
Nguyên nhân vỡ túi ối trong thai kỳ
Dưới đây là một số nguyên nhân gây vỡ túi ốitrong thời kỳ mang thai:
1. Khi bạn trải qua đầy đủ thời gian của một thai kỳ, túi ối sẽ tự vỡ ra và bạn sẽ sinh con vào thời điểm đó. Điều này sẽ diễn ra rất tự nhiên và chậm rãi, nước ối sẽ từ từ chảy nhẹ nhàng qua âm đạo của bạn một cách bình thường.
2. Trường hợp túi ối vỡ sau 37 tuần, điều này được gọi là vỡ túi ối sớm. Nguyên nhân có thể là do âm đạo bị nhiễm trùng, tử cung và cổ tử cung mở rộng do nước ối quá nhiều hay bạn mang nhiều hơn một thai nhi, bạn đã từng phẫu thuật hoặc có tiền sử vỡ ối sớm. Trong trường hợp này, hầu hết các bà mẹ sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi vỡ túi ối.
3. Nếu một phụ nữ vỡ túi ối trước tuần 37 của thai kỳ, đó được gọi là sinh non. Tình trạng này xảy ra trong khoảng 3% những người mang thai và là 1/3 trong những lý do của những người sinh non. Tình trạng này dễ xảy ra ở những trường hợp: phụ nữ sống với điều kiện kinh tế hạn hẹp, người hút thuốc, người có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, người đã sinh non trước đó, những người đã từng bị chảy máu âm đạo và tử cung.
Vỡ túi ối là một trong những nguyên nhân gây sinh non, do đó bạn cần phải cẩn trọng khi phát hiện túi ối vỡ sớm (Ảnh minh họa).
Nếu như túi ối của bạn vỡ trong khoảng từ tuần thứ 34-37, bác sĩ sẽ sắp xếp cho bạn sinh con. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra trước tuần thứ 34, bác sĩ sẽ cố gắng trì hoãn thời điểm sinh con của bạn bằng cách đề nghị nghỉ ngơi tại chỗ.
Bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng, corticosteroids cho sự phát triển của phổi của trẻ. Khi phổi của trẻ đã phát triển đầy đủ, quá trình sinh nở có thể diễn ra bình thường.
Khi túi ối bị vỡ, em bé của bạn sẽ không được bao bọc nữa, tuy nhiên cơ thể bạn vẫn tiếp tục sản xuất ra nước ối để tạo điều kiện khi sinh. Do đó, bạn cần phải nắm bắt được những biểu hiện khi bị vỡ túi ối. Nếu như bạn cảm nhận thấy sự phun trào đột ngột của chất lỏng làm ướt quần bạn, đó có thể là nước ối.
Bạn có thể tự kiểm tra túi ối bị vỡ bằng cách:
- Làm cho bàng quang của bạn trống rỗng.
- Thử kiểm tra loại chất lỏng đó, nếu nó có mùi hôi và màu vàng, đó có thể là nước tiểu. Nếu không có màu và mùi, đó có thể là nước ối.
- Giữ tư thế ngồi xổm để kiểm soát dòng chảy. Nếu dòng chảy dừng lại là nước tiểu, nếu nó tiếp tục bị rò rỉ có nghĩa là túi ối đã bị vỡ.
- Xác định thời gian, màu sắc và mùi của loại chất lỏng đó.
- Bạn có thể bị sốt hoặc tăng nhiệt độ cơ thể sau khi bị vỡ nước ối.
- Kiểm tra các chuyển động của bé trong cơ thể bạn khi cảm thấy dòng chảy của nước quá nhiều.
Khi bạn đã xác định được rằng túi ối đã bị vỡ, đừng hoảng sợ. Thay vào đó, hãy gọi cho bác sĩ của bạn để có thể được tư vấn, giúp đỡ thực hiện một số biện pháp giữ an toàn cho đến khi nhận được sự trợ giúp.
Khi phát hiện vỡ nước ối, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn giải quyết (Ảnh minh họa).
Một số biện pháp khắc phục khi phát hiện túi ối bị vỡ:
1. Gọi cho bệnh viện hoặc bác sĩ thông báo tình hình và làm theo hướng dẫn của họ.
2. Việc vỡ nước ối có thể làm cho em bé của bạn bị nhiễm trùng. Nếu như bác sĩ yêu cầu bạn đợi thêm, họ sẽ chỉ cho bạn cách để bảo vệ em bé và bản thân khỏi bị nhiễm trùng. Việc của bạn là phải giữ cho âm đạo thật sạch sẽ và nghe theo lời dặn của bác sĩ.
3. Nếu bạn đang ở nhà hoặc đi đến bệnh viện, hãy đặt một tấm nhựa trên giường hoặc ghế xe hơi để tránh bị ướt.
4. Sử dụng một miếng băng hoặc khăn để thấm hút nước ối khi nó vỡ ra. Điều này giúp cho quần áo bạn được sạch sẽ và sẽ giúp lấy mẫu để bác sĩ kiểm tra.
Nguồn: Mom
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!