Thận có vai trò lọc máu, sản xuất hoóc-môn, hấp thụ khoáng chất, bài tiết nước tiểu, loại bỏ độc tố và trung hòa a-xít. Vì vậy, chúng là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể.
Bạn có thể không nhận ra khi thận bị tổn thương và giảm chức năng vì chúng vẫn có thể làm việc với ít nhất 20 % công suất. Do đó, bệnh thận thường được gọi là các 'bệnh im lặng'.
Vì thế, bạn phải quan tâm và bảo vệ thận ngay từ hôm nay bằng cách từ bỏ những thói quen này:
1. Không uống đủ nước
Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu, loại bỏ các độc tố và chất thải. Khi bạn không uống đủ nước trong suốt cả ngày, độc tố và các chất thải bắt đầu được tích lũy trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể.
Khi bạn không uống đủ nước trong suốt cả ngày, độc tố và các chất thải bắt đầu được tích lũy trong cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)
2. Ăn quá nhiều muối
Cơ thể bạn cần natri hoặc muối để đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan. Tuy nhiên, tình trạng tiêu thụ quá nhiều muối khá phổ biến - nguyên nhân làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực cho thận. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ quá 5 g muối mỗi ngày.
3. Thường xuyên nhịn tiểu
Công việc bận rộn hoặc thói quen ngại đi vệ sinh nơi công cộng khiến bạn hình thành thói quen nhịn tiểu. Nhịn tiểu thường xuyên làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ.
4. Uống nước nhiều đường
Nghiên cứu khoa học cho thấy, những người tiêu thụ 2 hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày dễ có protein trong nước tiểu. Có protein trong nước tiểu là một dấu hiệu sớm của tình trạng suy giảm chức năng thận.
5. Thiếu vitamin và khoáng chất
Một chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau tươi và hoa quả là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và giúp thận hoạt động tốt. Thiếu vitamin và khoáng chất có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hoặc suy thận. Vitamin B6 và magiê là 2 trong số những yếu tố quan trọng giúp bạn giảm nguy cơ bị sỏi thận.
6. Cung cấp quá nhiều protein từ động vật
Tiêu thụ nhiều protein động vật, đặc biệt là protein từ thịt đỏ làm tăng áp lực và tải trọng cho thận. Nạp nhiều protein vào chế độ ăn của bạn có nghĩa là thận sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn và điều này có thể làm chúng bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng theo thời gian.
Nên hạn chế dùng thịt đỏ để giảm áp lực cho thận (Ảnh minh họa: Internet)
7. Mất ngủ
Chúng ta đều biết vai trò quan trọng của giấc ngủ ngon với sức khỏe thể chất và tinh thần. Mất ngủ mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau và bệnh thận cũng nằm trong danh sách này. Vào buổi đêm khi bạn ngủ, mô thận sẽ có thời gian để tự 'tái tạo' những tổn thương ban ngày. Nếu bạn mất ngủ, chức năng này không được thực hiện, lâu dần sẽ gây nên nhiều bệnh thận nguy hiểm.
8. Uống nhiều cà phê
Cũng như muối, cafein có thể làm tăng huyết áp và tạo nhiều áp lực cho thận. Qua thời gian, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể làm suy giảm chức năng và gây bệnh thận.
9. Lạm dụng thuốc giảm đau
Bạn đang lạm dụng thuốc giảm đau ngay cả khi có những cơn đau nhẹ có thể điều trị bằng biện pháp tự nhiên, an toàn? Thói quen này đang gây ra rất nhiều tác hại không chỉ cho thận mà còn cho cả gan của bạn.
10. Uống nhiều rượu
Rượu thực sự là một loại 'độc tố hợp pháp' gây ra rất nhiều áp lực cho thận và gan. Để bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là gan, thận bạn nên hạn chế tối đa tiêu thụ rượu.
An An (Naturalnews)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!