Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, để một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, đủ cân, chiều cao đạt chuẩn, hay ăn, chóng lớn, người mẹ cần ăn ngon, ngủ tốt, giữ BMI trong khoảng từ 18,5 đến 23. Thai phụ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chú ý tăng cường một số chất dinh dưỡng cần thiết như:
- Sắt và a-xít folic. Bổ sung viên sắt và a-xít folic khi chuẩn bị mang thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh của trẻ có thể xuất hiện từ rất sớm trong quá trình mang thai. Tăng cường các thực phẩm nhiều a-xít folic như các loại rau xanh (rau chân vịt, cải xanh), các loại đậu đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà và một số hoa quả như cam, bưởi...
- Omega-3 là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ nên mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega-3 trong chế độ ăn. Dầu thực vật và các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi... là những thực phẩm giàu omega-3.
Với thai phụ thừa cân, cần giảm trọng lượng cơ thể về mức BMI bình thường từ 18,5 đến 23 (Ảnh: Internet)
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi để đảm bảo xương chắc khỏe, giúp thai nhi đạt được chiều cao tối đa và là nền tảng cho trẻ phát triển chiều cao, hệ xương, răng tốt, đồng thời giúp mẹ phòng được chứng hạ canxi huyết và loãng xương sau này. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, trứng... nên được đưa vào thực đơn hàng ngày.
- Chú ý chọn các loại thức ăn có nhiều vitamin E như đậu, vừng, các loại hạt, lòng đỏ trứng gà, bột mì… Vitamin E được chứng minh có khả năng thúc đẩy quá trình thụ thai trong cơ thể phụ nữ.
Riêng với thai phụ gầy còm, ăn nhiều mà vẫn thiếu cân, nên tăng cường chất béo và chất bột đường trong khẩu phần, ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Nếu cảm thấy ăn không ngon miệng, có thể bạn đang có bệnh hoặc thiếu một sốu dưỡng chất, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.
Với thai phụ thừa cân, cần quyết tâm giảm trọng lượng cơ thể về mức BMI bình thường từ 18,5 đến 23. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động nhiều hơn hiện tại 30 - 60 phút mỗi ngày. Nên giảm khoảng 1/4 lượng thực phẩm bạn đang ăn trong bữa chính. Tăng cường rau, trái cây ít ngọt. Tránh thực phẩm béo, ngọt. Ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, không nhịn ăn hay bỏ bữa. Không ăn khuya sau 20h. Ngủ đủ giấc, ban đêm cần ngủ trước 22h.
Tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Hạn chế nước uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện, cà phê, các chất kích thích. Bỏ thói quen lười vận động.
Để đảm bảo đứa con trong bụng phát triển ổn định, mẹ nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần nhằm phát hiện những bất thường của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Phụ nữ trước khi muốn có thai cũng cần chú ý lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho con sau này.
>> Xem thêm:
Bức ảnh gây sốc cảnh báo thói quen ăn uống của mẹ
Top thực phẩm đừng dại ăn khi đau đầu
Con bạn có phải là 'thiên tài'?
Cách dạy con hay không tưởng của cha mẹ Đức
Cách xử trí đẻ rơi: Ai cũng nên biết
6 việc làm của cha mẹ khiến con khó thành công
10 set đồ đôi đáng yêu của Elly Trần và con gái
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!