Nước ngọt có gas
Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.
Màu thực phẩm
Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.
Các loại đồ uống chứa cồn
Đối với việc uống rượu: Nếu bạn uống ít thì cũng không có vấn đề gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu hay những đồ uống chứa cồn sẽ làm bệnh thận nặng hơn.
Rượu là đồ uống ảnh hưởng lớn đến gan, thận
Theo giới chuyên môn, nồng độ cồn trong cơ thể cao ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận, và làm giảm khả năng lọc chất thải ra khỏi máu. Thêm vào đó, rượu làm cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận.
Cà phê
Cafein có trong các sản phẩm như café, trà, soda và các loại thực phẩm khác cũng gây tác động đến thận. Là chất kích thích nên cafein có thể làm quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn, tăng huyết áp và làm suy giảm chức năng của thận.
Nghiên cứu đều chứng minh: Uống cafein suốt thời gian dài khiến chứng suy thận ngày càng trầm trọng hơn, cũng như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng caféin, đặc biệt khi đói cũng là tác nhân gây ra bệnh sỏi thận.
Thói quen lối sống ăn uống không lành mạnh, rượu bia, thuốc lá, lạm dụng dùng thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương thận không phục hồi (suy thận mãn tính).
Đường
Đường: Nhiều người rất thích ăn đường, nấu canh cũng nêm đường, cháo, hủ tiếu... gì cũng thêm đường mà hoàn toàn không biết rằng đường chứa đầy fructose.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Muối
Muối: Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.
Ăn mặn là tác nhân gây hỏng thận
Viên uống bổ sung vitamin C
Viên uống bổ sung vitamin C: Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới.Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.
Sản phẩm sáng da
Sản phẩm làm sáng da: Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.
Thực phẩm chế biến sẵn: Trong thực phẩm chế biến sẵn có rất nhiều chất bảo quản. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ tích tụ lại khiến khả năng đào thải đôc tố của gan và thận bị quá tải và trở nên vô hiệu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan và thận.
Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Dung, nguyên Trưởng khoa Thận Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhân bị suy thận những năm gần đây ngày một tăng. Bệnh nhân suy thận thường đến trong tình trạng chức năng thận suy giảm hoặc đã suy ở giai đoạn cuối.
Hậu quả của căn bệnh này khá nặng nề. Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!