Nô đùa cùng chó nhà nuôi, bé gái bị tấn công rách vùng mặt

Các bệnh - 04/25/2024

Bệnh viện đa khoa tình Tuyên Quang vừa tiếp nhập một bệnh nhi 6 tuổi (trú tại Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn.

bệnh nhi N.N.H. (6 tuổi, Tuyên Quang), gia đình của bệnh nhi cho biết sự việc xảy ra khi bé đang nô đùa cùng chó nhà nuôi, bất ngờ bị con vật này tấn công.

BS Đặng Quang Tuấn, khoa Tai mũi họng, cho hay bệnh nhi H. nhập viện với vết thương phức tạp ở vùng mặt. Các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra và xử trí vết thương cho cháu bé. Hiện tại, bệnh nhi được chăm sóc và theo dõi nội trú tại bệnh viện.

Theo bác sĩ Tuấn, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn, đều là vật nuôi trong nhà hoặc của nhà hàng xóm. Đa số trẻ bị chó tấn công trong độ tuổi từ 2 đến 6, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân.

Ngoài ra, các trường hợp trẻ đều bị tấn công bởi chó thả rông, không có rọ mõm và các biện pháp bảo hộ. Đáng buồn hơn, một số trường hợp trẻ tử vong vì gia đình chủ quan, không đưa con tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn. Họ cho rằng đó chỉ là một vết cắn nhỏ không đáng ngại.

Nô đùa cùng chó nhà nuôi, bé gái bị tấn công rách vùng mặt

Bệnh nhi N.N.H. (6 tuổi, Tuyên Quang) trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 tuần đến vài năm. Dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, cào, liếm của động vật. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Biểu hiện của bệnh dại trên cơ thể người là sợ nước, gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật.

Bệnh dại ở người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Bác sĩ Tuấn khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin ngay sau khi bị chó cắn. Ngoài ra, người bị chó cắn phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, bạn phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hoà đặc nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn. Xử lý vết thương tại chỗ sớm, tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại sẽ có hiệu quả tốt hơn. Sau đó, người nghi bị chó dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!