Nỗi buồn biết tỏ cùng ai khi bị nhiễm khuẩn chlamydia

Sức khỏe phụ nữ - 04/28/2024

Nhiễm khuẩn chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Nhiễm khuẩn chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng được lây truyền qua đường tình dục. Phụ nữ thường mắc phải nhiễm khuẩn chlamydia nhiều hơn một lần, có nghĩa là họ bị nhiễm khuẩn …

Nhiễm khuẩn chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Nhiễm khuẩn chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng được lây truyền qua đường tình dục.

Phụ nữ thường mắc phải nhiễm khuẩn chlamydia nhiều hơn một lần, có nghĩa là họ bị nhiễm khuẩn lại do bạn tình của bạn không được điều trị. Những phụ nữ bị nhiễm khuẩn nhiều lần thường gặp các nguy cơ cao đối với các vấn đề sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như vô sinh.

8 dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm khuẩn Chlamydia?

Nhiễm khuẩn chlamydia được biết đến như một căn bệnh “thầm lặng”, vì 75% phụ nữ bị nhiễm và ít nhất một nửa số người nhiễm không có triệu chứng.

Nếu có triệu chứng, chúng thường xuất hiện trong vòng 1-3 tuần sau khi bị nhiễm khuẩn. Các nhiễm trùng đầu tiên tấn công cổ tử cung và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu). Thậm chí nếu nhiễm trùng lây lan đến tử cung và vòi trứng (ống dẫn trứng), thì một số phụ nữ vẫn không có triệu chứng. Dưới đây là một số triệu chứng có thể có:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường;
  • Bỏng rát khi đi tiểu;
  • Đau bụng dưới;
  • Đau lưng;
  • Buồn nôn;
  • Sốt;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Chảy máu giữa chu kỳ.

Nhiễm khuẩn chlamydia dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu, một trong những bệnh lây qua đường tình dục khác (STI). Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi có cùng các triệu chứng nhưng chúng lại có những phương pháp điều trị khác nhau.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em phòng ngừa nhiễm khuẩn chlamydia như thế nào?

Bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Các bước sau đây sẽ có kết quả tốt nhất khi kết hợp cùng với nhau. Không có cách duy nhất nào có thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các loại bệnh lây lan qua đường tình dục (STI):

  • Không quan hệ tình dục. Cách chắc chắn nhất để tránh nhiễm khuẩn chlamydia hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục là không quan hệ tình dục (không quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng).
  • Chung thủy. Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình không mắc bệnh, và người đó chỉ có quan hệ tình dục với bạn, điều này sẽ giữ cho bạn an toàn, tránh nhiễm khuẩn chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Càng ít bạn tình, thì khả năng nhiễm khuẩn chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục càng ít.
  • Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi bạn quan hệ tình dục.
  • Hiểu biết về các phương pháp tránh thai. Các phương pháp tránh thai bao gồm thuốc viên, xuất tinh ngoài âm đạo, sử dụng màng chắn, và chất diệt tinh trùng sẽ không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn sử dụng một trong những biện pháp tránh thai đó, hãy chắc chắn rằng bạn cũng sử dụng bao cao su với tất cả các hành vi quan hệ tình dục. Bạn có thể đã nghe nói về những cách khác để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục – chẳng hạn như rửa bộ phận sinh dục trước khi quan hệ tình dục, đi tiểu sau khi quan hệ tình dục, rửa cơ quan sinh dục sau khi quan hệ tình dục, hoặc rửa vùng sinh dục với giấm sau khi quan hệ tình dục. Những phương pháp này hoàn toàn không ngăn chặn được sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Nói chuyện với bạn đời về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và sử dụng bao cao su trước khi quan hệ tình dục.
  • Hãy làm xét nghiệm đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Tìm hiểu các triệu chứng của nhiễm khuẩn chlamydia. Nhưng hãy nhớ, nhiễm khuẩn chlamydia thường không có triệu chứng. Hãy đến các trung tâm y tế ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể nhiễm khuẩn chlamydia hoặc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Thường xuyên khám phụ khoa – ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đang khỏe mạnh. Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi bạn rất nhiều câu hỏi về lối sống của bạn, kể cả đời sống tình dục của bạn. Trả lời thành thật là cách duy nhất giúp bác sĩ khám và điều trị cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: “Tất tần tật” về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!