Nói được mà không làm được có phải là nói dối?

Tâm lý - 04/26/2024

Khi bạn nói được mà không làm được sẽ rất dễ bị quy chụp là "nói dối" hay "nói khoác", nhưng thật ra chỉ là vì bạn chưa cân nhắc kỹ mà thôi.

Khi bạn nói được mà không làm được sẽ rất dễ bị quy chụp là “nói dối” hay “nói khoác”, nhưng thật ra chỉ là vì bạn chưa cân nhắc kỹ mà thôi.

Đôi lúc, ngay cả người thận trọng nhất vẫn có những lúc nói ra những ý muốn của bản thân và quyết định một điều gì đó nhanh chóng mà không suy nghĩ thấu đáo về vấn đề. Bạn có thể sẽ không thể lường trước những rủi ro và khó khăn khiến mình không làm được điều mình đã nói. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên nguy cơ rạn nứt mối quan hệ khi những ý định và kế hoạch tốt đẹp bị thất bại.

Chúng ta không hề có ý định nói dối người khác

Nói được mà không làm được có phải là nói dối?

“Nói được mà không làm được” không phải lúc nào cũng đáng bị quy chụp là lời nói dối. Khi đưa ra một lời hứa hoặc quyết định, hầu hết chúng ta đều nhận thức rằng điều này có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta không muốn thất bại, nếu có bất cứ trở ngại nào thì chúng ta sẽ làm mọi cách để đạt được. Tuy nhiên, cuộc sống không dễ dàng nên rất nhiều ý định của chúng ta không thể thực hiện được.

Những người trẻ tuổi thường nói mà không suy nghĩ. Họ nói những gì xuất hiện trong tâm trí nhưng chưa suy nghĩ một cách thấu đáo. Và những điều đó thường là mơ tưởng, chính là niềm tin dựa vào ước muốn chứ không dựa vào thực tế. Ước muốn này lôi cuốn bạn tưởng tượng về một tương lai tươi đẹp hoàn hảo như mối quan hệ lãng mạn ngọt ngào, gia đình hạnh phúc hay sự nghiệp thành công.

Nhưng để có được những điều bạn muốn thì luôn không đơn giản như khi bạn nói ra. Thật khó để có thể hình dung được những thử thách mà bạn có thể gặp, những thất vọng và buồn bã mà chắc chắn bạn sẽ có lúc đối mặt. Phải chăng chúng ta không nên mơ tưởng quá nhiều về tương lai?

Mơ tưởng thường kết thúc trong thất vọng

Nói được mà không làm được có phải là nói dối?

Những mơ tưởng sẽ chỉ kết thúc trong thất vọng nếu bạn không kiên định với kế hoạch. Bạn sẽ thất vọng với bạn bè, gia đình, sếp của bạn và quan trọng nhất là chính bạn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và ý thức về giá trị bản thân bạn. Việc giữ lời hứa của mình cũng là một cách giúp bạn thêm yêu bản thân.

Ở cấp độ cá nhân, bạn sẽ có rất nhiều ước mơ và mục tiêu chưa hoàn thành. Đây là tình huống phổ biến với tất cả mọi người. Là một người trẻ, bạn có thể đã mơ ước cuộc sống có hôn nhân hạnh phúc và sự nghiệp thành công với thu nhập cao ở độ tuổi 25 – 30. Tuy nhiên, đây là hai mục tiêu nghiêm túc và đầy thử thách, đòi hỏi cần có kế hoạch và nỗ lực thật nhiều. Nếu bạn nói được mà không làm được nhiều lần, người ta sẽ gọi đó là những lời hứa suông.

Thói quen hứa suông sẽ làm tổn hại đến các mối quan hệ của bạn, vì tình cảm luôn cần được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Bạn bè thường tin lời bạn hứa và mong bạn thực hiện. Nếu bạn nói rằng bạn sẽ luôn ở bên khi họ cần, nhưng bạn không bao giờ nhấc điện thoại, họ sẽ dễ bị tổn thương và xa lánh bạn. Điều này cũng đúng cho các mối quan hệ gia đình hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong công việc. Bạn cảm thấy cám dỗ khi muốn nói với sếp rằng bạn sẽ hoàn thành một dự án lớn “vào cuối tuần” mà không cân nhắc liệu điều này có hợp lý hay không. Trường hợp nếu bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng như lời hứa thì bạn sẽ dễ mất lòng tin từ sếp và khó lòng lấy lại được.

Vậy giải pháp nào tốt nhất để ngăn chặn những hậu quả không mong muốn này đây?

Hãy giữ những gì bạn muốn cho chính mình

Nói được mà không làm được có phải là nói dối?

Bạn cần biết rõ mình muốn gì, nhưng không nhất thiết phải nói ra với tất cả mọi người. Hãy giữ lại những điều thiêng liêng và khó khăn nhất lại để từng bước tiến gần đến mục tiêu mà không cảm thấy quá áp lực khi chưa thành công. Nếu cần phải nói, hãy chọn những điều đơn giản nằm trong tầm tay của mình và hạn chế tối đa việc thất hứa. Ý muốn của bạn dù tốt đẹp và thật lòng nhưng nếu chỉ dừng lại ở lời nói thì cũng sẽ khiến đối phương bị tổn thương.

Trẻ em có xu hướng nói mọi điều chúng muốn, một phần vì chúng chưa có sự độc lập và khả năng để tự làm được. Đây là lý do tại sao trẻ em và thanh thiếu niên thường mơ hồ về những gì họ muốn trong tương lai. Chúng có rất nhiều mong muốn mà không có một kế hoạch cụ thể về việc làm thế nào để có được điều mình muốn. Đây là một trong những thách thức khi bạn lớn lên vì bạn cần phải học cách lên kế hoạch để có được những gì bạn muốn như một người trưởng thành.

Bạn không nhất thiết phải nói ra những dự định của mình với người khác. Việc bạn cần làm là cam kết thực hiện với chính bạn, đưa ra kế hoạch cụ thể và bám sát nó. Đó chính là bí quyết để đạt thành công trong cuộc sống.

Lên kế hoạch để đạt mục tiêu của cuộc đời bạn

Nói được mà không làm được có phải là nói dối?

Bạn có thể muốn có một con vật cưng – bạn muốn điều đó khi thấy mọi người chia sẻ hình ảnh về chó và mèo của họ trên Instagram! Nhưng trước khi bạn đi ra ngoài để nhận nuôi chúng tại nhà, hãy chắc chắn rằng bạn đã hình dung ra tất cả những điều bạn phải làm để chăm sóc chúng. Bạn sẽ phải dọn dẹp, dạy nó cách ở trong nhà, cách đi vệ sinh đúng giờ giấc đúng nơi chốn, đưa đi bác sĩ thú y khám nếu nó bị bệnh, đi bộ dắt nó theo cùng, mua thức ăn dành riêng cho thú cưng, và đảm bảo rằng nó được chăm sóc chu đáo và khỏe mạnh.

Bạn muốn có một chiếc xe hơi? Hãy nghĩ đến việc bạn phải tiết kiệm bao nhiêu để mua xe, chi phí làm sạch và bảo trì, cách trả phí bảo hiểm xe hơi, chi phí đỗ xe… Nếu bạn thực sự muốn điều gì đó, đừng chỉ nói cho vui. Hãy lên kế hoạch và thực hiện mục tiêu. Hãy tạo điều kiện cho những gì bạn muốn phải xảy ra. Làm những điều nhỏ một cách kiên định thành thói quen. Bạn sẽ gây ngạc nhiên cho bạn bè và ngay chính bạn nếu bạn liên tục làm việc để đạt được mục tiêu.

Bạn biết đó, thật dễ dàng để nói ra một ý định tốt đẹp nhưng không phải ai cũng kiên định làm những điều mình muốn. Bạn cần gắn kết lời hứa với lòng tự tôn của chính mình để tạo động lực “nói được, làm được”. Hãy kết nối ý định của bạn với kế hoạch và hành động cụ thể, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn và các mối quan hệ sẽ ngày càng cải thiện tốt đẹp.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thói quen nói dối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
  • Khi lời nói dối ảnh hưởng đến não bộ
  • Làm thế nào để bắt bài người đang nói dối?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!