Trong số đó, có 428 ca tử vong (chiếm 55%). Đây là kết quả đánh giá mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong 2 năm qua, đã liên tiếp phát hiện các chủng cúm mới như H5N2, H5N3, H5N6 và H5N8, H7N9, H9N2... Riêng ở Trung Quốc, ngày 10/3 đã ghi nhận thêm 59 ca nhiễm cúm A/H7N9, trong đó, có 17 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm cúm này tại Trung Quốc lên 628 ca.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng ghi nhận chủng vi-rút cúm H9N2 - vi-rút đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp các gien cho các vi-rút H5N1 và H7N9.
Theo đánh giá vào tháng 2/2015 của Tổ chức Y tế Thế giới, sự xuất hiện liên tục các chủng vi-rút cúm mới và đặc tính biến đổi thường xuyên của các chủng vi-rút cúm là rất đáng quan tâm. Chủng vi-rút cúm A/H5N1 là mối đe dọa rõ ràng nhất cho sức khỏe con người.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu đưa ra thông tin, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, các vi-rút cúm cùng lưu hành đang nhanh chóng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành nhiều chủng mới.
Các nhà khoa học lo ngại sự xuất hiện của rất nhiều bệnh cúm mới đã tạo ra một nguồn gien đa dạng. Điều này tạo nên những biến đổi đặc biệt do sự trao đổi gien giữa các chủng vi-rút cúm khác nhau. Đặc biệt, sự biến đổi nhanh chóng của các chủng vi-rút cúm có thể làm cho vắc-xin cúm mùa không có khả năng bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh đã thay đổi này.
Các chuyên của Tổ chức Y tế Thế giới phân tích kể từ tháng 2/2014, các đặc điểm về kháng nguyên và kháng thể của vi-rút cúm mùa H3N2 thay đổi đáng kể, làm cho vắc-xin không có khả năng bảo vệ chống lại vi-rút.
Điều này có thể đẩy thế giới và Việt Nam đứng trước nguy cơ xảy ra đại dịch cúm nguy hiểm rất cao. 'Theo thống kê, một số lượng lớn các trường hợp nhiễm vi-rút có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm, kể cả chợ gia cầm sống', ông Trần Đắc Phu cho biết.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cúm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!