Ai cũng mong muốn sinh con ra khi đủ cân, đủ tháng khỏe mạnh phát triển bình thường. Thế nhưng, vì một số lý do nào đó mà bé của bạn sinh non hay sinh ra đã mắc các bệnh đặc biệt thì khi đó bé cần nuôi với một chế độ đặc biệt trong lồng ấp của bệnh viện. Điều đó có thật sự quá tồi tệ để khiến mẹ lo lắng?
Trẻ nào thì cần được nuôi trong lồng ấp?
Lồng ấp được thiết kế để chăm sóc những trẻ sinh ra có sức khỏe yếu, trẻ sinh non trước tuần thứ 32, trẻ bị mắc các bệnh về hô hấp như tim, phổi...bẩm sinh. Sở dĩ cần nuôi trẻ trong lồng ấp bởi nó được trang bị những thiết bị hiện đại cung cấp một môi trường ổn định và an toàn cho cơ thể yếu ớt của trẻ. Nếu mẹ có con phải nuôi trong lồng ấp thì cũng đừng quá lo lắng. Đó chính là nơi tốt nhất để có thể giúp con duy trì sự sống.
Lồng ấp có cấu tạo như thế nào, nó có thể tốt hơn mẹ được không?
Tuy rằng nhìn lồng ấp có vẻ đáng sợ bởi những dây rợ và kim tiêm chằng chịt, nhưng mẹ đừng lo, chúng được dùng để bảo vệ cho con. Lồng ấp thường gốm ống thông, máy thở, kim truyền, lồng và máy giám sát công nghệ cao.
Ống thông: đây là ống dùng để cung cấp đồ ăn cho bé như sữa hay những dung dịch đặc biệt để nuôi trẻ, nó truyền thẳng từ mũi vào dạ dày.
Máy thở: trẻ được nuôi trong lồng ấp thường là trẻ có sức khỏe yếu do đó hệ hô hấp rất yếu, bé khó có thể tự hô hấp. Do đó máy thở được trang bị để hỗ trợ bé làm điều đó.
Lồng ấp tuy trông đáng sợ nhưng rất an toàn cho bé, mẹ đừng lo.
Kim truyền: cung cấp các chất lỏng để cơ thể bé không bị mất nước. Cũng có thể dùng để truyền thuốc vào cơ thể.
Lồng: lồng được thiết kế tạo nên một môi trường đặc biệt có nhiệt độ ổn định giúp cơ thể của bé khỏe mạnh lên. Đây có thể nói là một môi trường an toàn, an toàn hơn rất nhiều so với môi trường bên ngoài với những thay đổi về nhiệt độ, ô nhiễm và tiếng ồn.
Máy giám sát công nghệ cao: ngoài những y tá được cử để chăm sóc những trẻ trong lồng còn có máy giám sát công nghệ cao. Thiết bị hiện đại này sẽ giúp phát hiện những thay đổi bất thường ở cơ thể của trẻ để kịp thời xử lý.
Con nuôi trong lồng ấp, còn mẹ thì sao?
Mẹ quai bị có thể cho con bú được không?
Sau cai sữa bao lâu thì mẹ có kinh nguyệt trở lại?
7 bí kíp chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi cho cha mẹ
Bị mất sữa sau sinh có nên sử dụng viên uống lợi sữa từ tảo không?
Rubella có lây qua sữa mẹ không?
Khi con được chăm sóc trong lồng ấp, mẹ có thể có cảm giác hụt hẫng. Bởi đáng ra, mẹ mới chính là người ôm ấp và nuôi nấng con. Đừng quá lo lắng, mẹ vẫn có thể vào thăm con. Với những trẻ vẫn còn yếu thì mẹ chỉ nên nhìn con từ ngoài lồng thôi nhé, còn đối với những trẻ đã đủ cứng cáp sau khi nuôi trong lồng mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ để có thể được chạm vào con.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn phải tiệt trùng trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Bạn cần mặc quần áo bảo vệ vô trùng, đeo khẩu trang y tế và găng tay để ngừa tối vi trùng từ ngoài truyền vào cho con. Bạn có thể bế con ra khỏi lồng một cách thật nhẹ nhàng, ôm ấp con vào lòng.
Bạn hoàn toàn có thể nuôi con bằng chính sữa của mình bằng cách vắt sữa và sử dụng ống thông để cho trẻ ăn. Sữa mẹ luôn là loại sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, đừng thay thế sữa mẹ bằng bất kỳ loại sữa hay dung dịch nuôi trẻ nào khác.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!