1. Đại cương:
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường, có nguy cơ tử vong cao. Việc tăng các hoóc-môn gây tăng đường huyết và thiếu hụt insulin làm tăng sản xuất glucose tại gan, giảm chuyển hóa glucose, kết quả là gây tăng đường huyết, hậu quả dẫn đến tới tình trạng lợi niệu thẩm thấu gây mất nước và điện giải.
2. Chẩn đoán
Các triệu chứng xuất hiện từ từ với các dấu hiệu tăng đường huyết; dấu hiệu mất nước (mệt mỏi, chán ăn, thèm uống nước, khô da và niêm mạc, chuột rút, mạch nhanh, huyết áp hạ…); rối loạn ý thức lơ mơ, ngủ gà hoặc hôn mê.
Cận lâm sàng: Đường huyết > 33,3 mmol/L, máu động mạch: pH > 7,3 ; HCO3- > 15 mEq/L, Ceton niệu (-), ceton huyết thanh(-) , áp lực thẩm thấu > 320mOsm/kg . Trong đó: ALTT máu ước tính = 2 x (Na+ - K+) - ure máu - Glucose máu .
Hôn mê tăng áp lực có thể gây ra tình trạng lợi niệu thẩm thấu. (Ảnh minh họa: Internet)
3. Điều trị
a) Bù dịch:
- Bổ sung thể tích dịch ngoài tế bào và tái lưới máu thận là việc làm rất quan trọng phải được thực hiện đầu tiên, trường hợp mất nước nặng cần chỉ định đặt cartheter tĩnh mạch trung tâm.
+ Truyền NaCL 0,9 % tốc độ 1 lít/giờ ở bệnh nhân không có dấu hiệu suy tim.
+ Phụ thuộc vào tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và lượng nước tiểu để lựa chọn loại dịch thay thế tiếp theo: Nước muối nhược trương NaCL 0,45 % tốc độ 250-500ml/giờ nếu natri hiệu chỉnh bình thường hoặc tăng, truyền nước muối đẳng trương NaCL 0,9 % tốc độ 250-500 ml/giờ nếu Natri hiệu chỉnh giảm.
b) Sử dụng Insulin:
+ Không truyền insulin khi nồng độ K- máu < 3,3 mmol/L.
+ Tiêm tĩnh mạch insulin actrpid liều 0,1 UI-0,15 UI/kg cân nặng, sau đó truyền tĩnh mạch insulin actrpid liều 0,1 UI/kg/giờ bằng bơm tiêm điện. Khi nồng độ đường huyết < 13,5 mmol/L, giảm liều insulin truyền tĩnh mạch xuống một nửa liều đang truyền và truyền glucoza 5 % bổ sung, duy trì đường huyết từ 13,8-16,7 mmol/L cho đến khi hết tình trạng tăng áp lực thẩm thấu ALTT máu < 315 mOsm/kg, bệnh nhân tỉnh táo.
+ Sau khi tình trạng tăng áp lực thẩm thấu ổn định, bệnh nhân có thể ăn được thì chuyển sang phác đồ tiêm insulin dưới da để kiểm soát đường huyết.
c) Bù kali máu:
Nếu nồng độ kali máu < 3,3 mmol/L ngừng truyền insulin, bù kali 20-30mEq/giờ cho đến khi K- > 3,3 mmol/L.
Nếu nồng độ K- từ 3,3-5,3 mmol/L truyền K- nồng độ 20-30mEq/L duy trì K- từ 4-5 mmol/L.
Nếu K- >.5,3mmol/L không bù kali nhưng phải kiểm tra nồng độ kali trong máu 2 giờ 1 lần khi K- < 5,3 mmol/L thì truyền lại.
4. Theo dõi bệnh
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn 30 phút 1 lần trong giờ đâu, 1 giờ 1 lần trong 4 giờ tiếp theo, kiểm tra đường huyết mao mạch 1 giờ 1 lần để điều chỉnh tốc độ truyền insulin.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
BS. Đỗ Hữu Thảnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!