1. Đối tượng áp dụng
- Đái tháo đường tuýp 1 (là bắt buộc đối với mọi trường hợp).
- Đái tháo đường thai kỳ, (nhằm kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế những tác hại đến thai nhi).
- Đái tháo đường tuýp 2 khi có: Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết, sụt cân nhanh không kiểm soát, phẫu thuật vì các bệnh khác, có thai, suy gan thận.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, 2, tiểu đường do bệnh lý nên sử dụng phác đồ Isulin kết hợp với thuốc chống tiểu đường. (Ảnh minh họa: Internet)
- Đường huyết lúc đói > 16,5 mmmol/L, HbA1c > 11 %, có dấu hiệu hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
+ Đái tháo đường do bệnh lý tụy, viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy.
- Đái tháo đường tuýp 2, sử dụng thuốc viên không đạt mục đích điều trị .
- Đái tháo đường tuýp 2 ở người trẻ dưới 30 tuổi.
2. Các loại thuốc Insulin
- Loại nhanh: Thời gian bắt đầu có tác dụng nhanh từ 10-20 phút, thời gian có tác dụng ngắn từ 3-4 giờ: Novolog, Humalog…
- Loại trung gian: Có rất nhiều loại do pha hỗn hợp các loại insulin, thời gian bắt đầu có tác dụng chậm hơn, thời gian có tác dụng trung bình. Ví dụ: Loại NPH bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm từ 1,5 - 3 giờ, tác dụng kéo dài từ 12 - 22 giờ.
- Loại chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng sau tiêm từ 1-2 giờ, tác dụng kéo dài 24 giờ: Glargin, Lantus…
Tùy theo mục đích kiểm soát đường huyết, tùy từng bệnh nhân mà có sự lựa chọn thuốc sử dụng và cách tiêm khác nhau.
3. Các phác đồ:
- Phác đồ: 1 mũi insulin phối hợp thuốc viên chống đái tháo đường:
+ Sử dụng 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp vào trước bữa ăn tối, hoặc sử dụng 1 mũi insulin tác dụng chậm (hoặc trung gian) vào buổi tối trước khi đi ngủ, liều lượng từ 0,1 - 0,2 UI/kg thể trọng.
+ Loại thuốc insulin có thể lựa chọn: Lente, NPH, Mixtard, Ultralene, Glagin…
+ Thuốc viên chống đái tháo đường kết hợp: Chọn nhóm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin: Metfomin, Glucophage, Meglucon, Thiazolidinedione... Riêng đái tháo đường tuýp 1 chỉ được chọn nhóm ức chế men Alpha glucosidase.
+ Áp dụng cho các trường hợp:
- Đái tháo đường tuýp 2 điều trị bằng thuốc viên không đạt mục đích điều trị.
- Đái tháo đường tuýp 2 ở người trẻ dưới 30 tuổi.
- Đái tháo đường tuýp 1 ở người cao tuổi, chỉ số đường huyết lúc đói ổn định ở mức từ 13,7 - 16,5 mmol/L.
- Phác đồ: 2 mũi tiêm Insulin:
+ Đây là phác đồ thường được áp dụng cho các bệnh nhân điều trị ngoại trú, sử dụng loại trung gian (hoặc hỗn hợp) tiêm trước bữa ăn sáng và tối ( chia 2/3 liều cho buổi sáng và 1/3 liều cho bữa tối).
+ Loại thuốc insulin lựa chọn: Regula, NPH, Lente, Mixtard…
+ Liều lượng: Liều khởi đầu từ 0,4-0,5UI/kg cân nặng/ngày, liều thông thường 0,6UI/kg cân nặng/ngày, căn cứ kết quả đường huyết hoặc các biểu hiện lâm sàng có thể tăng hoặc giảm liều cho phù hợp.
+ Áp dụng cho các trường hợp: Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường tuýp 2, thuốc viên không hiệu quả, kèm theo biến chứng các mạch máu nhỏ.
- Phác đồ tiêm nhiều mũi insulin:
Phác đồ này thường được áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 đang được điều trị tại các phòng bệnh, bệnh viện.
+ Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin tác dụng nhanh và 1 mũi bán chậm .
+ Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi insulin nền loại NPH trước khi đi ngủ.
+ Thuốc viên phối hợp: chọn nhóm ức chế enzym Alpha glucosidase.
Áp dụng cho các trường hợp: Đái tháo đường tuýp 1, chỉ số đường huyết cao > 16,5mmol/L, HbA1c > 11%,có nhiều biến chứng, các trường hợp cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ.
4. Chế độ ăn và hoạt động thể lực
Chế độ ăn giảm gluxit, tăng protid và lipid,hoạt động thể lực hợp lý, luyện tập thể dục thể thao đối với người béo phì thừa cân.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
BS. Đỗ Hữu Thảnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!